Kế hoạch 2150/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 2150/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 11/05/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Võ Văn Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2150/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 11 tháng 5 năm 2022 |
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2022
Căn cứ Kế hoạch số 6832/KH-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương năm 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022 với những nội dung như sau:
1. Mục đích
Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại và khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, thực chất, khách quan, hiệu quả và đúng quy định.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo Kế hoạch. Sau mỗi cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thông báo kết luận cụ thể, kiến nghị cụ thể, rõ ràng để đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện.
1. Kiểm tra theo kế hoạch: Tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; việc tổ chức quán triệt, triển khai các chương trình, kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2022 của Chính phủ, của tỉnh, của cơ quan, đơn vị, địa phương; việc ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính, kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính và kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch trên. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính. Việc thực hiện quy định về thông tin báo cáo cải cách hành chính định kỳ. Việc gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Việc ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị, địa phương; công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tình hình, kết quả triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật và tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
- Việc tuân thủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị, địa phương; việc tổ chức thực hiện đề án vị trí việc làm; việc triển khai thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; thực hiện quy định về phân cấp quản lý theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ (nếu có); việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Việc tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, thăng hạng; đánh giá, phân loại; khen thưởng, kỷ luật. Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và kết quả thực hiện. Tình hình, kết quả triển khai về công vụ, công chức và tuân thủ các quy định của pháp luật về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Việc tổ chức thực hiện Chương trình số 19-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Tỉnh ủy về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
- Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính theo quy định; việc thu phí, lệ phí (nếu có). Thực hiện sắp xếp nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số. Dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 của đơn vị.
- Tình hình áp dụng, duy trì, mở rộng, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và chuẩn hóa thủ tục hành chính theo quy trình ISO.
2. Kiểm tra đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiểm tra đột xuất một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện cải cách hành chính và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
Lãnh đạo và cán bộ, công chức chuyên môn của các đơn vị: Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và một số sở, ban, ngành có liên quan.
2. Đối tượng kiểm tra (Theo Phụ lục đính kèm)
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Hình thức, phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch (có thông báo trước, các đơn vị xây dựng báo cáo theo yêu cầu) và kiểm tra đột xuất.