Kế hoạch 2120/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 2120/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2023
Ngày có hiệu lực 13/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2120/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 13 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030” và Quyết định số 3807/QĐ- BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu và yêu cầu chung

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đo lường trong doanh nghiệp.

- Triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực của tỉnh (thuộc Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường được ban hành kèm theo Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động đo lường thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về đo lường vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

- Ít nhất 100 lượt người tham gia hoạt động đo lường được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về đo lường.

- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp quản lý đo lường cho ít nhất 05 doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

- Nâng cao năng lực giữ chuẩn thuộc các lĩnh vực khối lượng, độ dài, điện - điện từ cho Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Bình Thuận để đảm bảo tính chính xác của phương tiện đo, chuẩn đo lường phục vụ hoạt động đo lường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

- Ít nhất 200 lượt người tham gia hoạt động đo lường được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về đo lường.

- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp quản lý đo lường cho ít nhất 10 doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

- Nâng cao năng lực giữ chuẩn thuộc các lĩnh vực khối lượng, dung tích, lưu lượng cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để đảm bảo tính chính xác của phương tiện đo, chuẩn đo lường phục vụ hoạt động đo lường của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội.

- Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo về đo lường; triển khai các hoạt động đo lường thiết thực hàng năm nhân kỷ niệm Ngày Đo lường Việt Nam (20/01).

2. Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hàng năm phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời, phổ biến, thông báo các quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đến doanh nghiệp biết, tham gia.

- Khảo sát năng lực về hoạt động đo lường tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, chú trọng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những ngành, lĩnh vực trọng điểm để hướng dẫn các biện pháp kiểm soát về đo lường.

- Triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia khi Bộ tiêu chí quốc gia được ban hành để đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

3. Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường

[...]