Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2023 thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt tại Quyết định 330/QĐ-UBDT do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2023
Ngày có hiệu lực 16/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Văn Diện
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” ĐƯỢC BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 330/QĐ-UBDT NGÀY 12/6/2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về Phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án); Kết luận số 567-KL/BCSD ngày 16/8/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Đề án; xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Văn bản số 424/BDT-KHTH ngày 25/7/2023, ý kiến thống nhất của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về Phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025” phù hợp với đặc thù, thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

- Thông qua phối hợp, thực hiện Đề án để tiếp tục phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; ưu tiên đầu tư trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các nền tảng, hạ tầng sẵn có để phục vụ công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong nhận thức cho đồng bào DTTS, trong việc tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương trong và ngoài nước. Đổi mới công tác tuyên truyền, đa dạng về hình thức, phương thức truyền thông về Chương trình.

2. Yêu cầu

- Việc phối hợp, thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh cần phù hợp với đặc thù, thực tiễn của tỉnh; phát huy vai trò, trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tránh lãng phí.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện Đề án gắn với thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Ứng dụng CNTT chuyển đổi các phương thức, hình thức làm việc truyền thống sang làm việc tại các nền tảng, hệ thống, công nghệ số, nguồn dữ liệu số và sự kết nối trên không gian số, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói chung và trong quản lý, tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh nói riêng.

- Triển khai áp dụng công nghệ số, tạo lập cơ sở dữ liệu ngành dân tộc hỗ trợ công tác thu thập, báo cáo, thống kê phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành và hỗ trợ triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình; trên cơ sở đó triển khai kết nối, chia sẻ với các ngành khác tại tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Dân tộc.

- Hỗ trợ và nâng cao khả năng tiếp tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả của người dân, đồng bào DTTS và miền núi đối với các chính sách hỗ trợ của Chương trình trên địa bàn; giúp đồng bào DTTS trong việc tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong và ngoài nước. Tăng cường giao tiếp, trao đổi thông tin đa chiều giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan triển khai Chương trình thông qua các phương thức thông minh, thuận tiện, xóa bỏ các rào cản về khoảng cách.

- Đổi mới phương thức, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về Chương trình thông qua nền tảng mạng xã hội, các nền tảng công nghệ số. Nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng, sử dụng CNTT cho các cán bộ, công chức về chuyển đổi số và triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 100% các cơ quan, đơn vị quản lý thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá và tổ chức triển khai Chương trình, liên thông, kết nối với hệ thống quản lý Chương trình cấp Trung ương và Bộ cơ Sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai Chương trình.

- 100% báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới địa phương qua hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình (hệ thống thông tin), hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống “trừ các báo cáo có nội dung mang bí mật nhà nước”.

- Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh...).

- 100% cán bộ quản lý các cấp, tổ chức triển khai Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực về kỹ năng số và ứng dụng CNTT trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số, chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

- 100% Hệ thống thông tin, Trang thông tin điện tử, diễn đàn và các hệ thống, nền tảng số khác phục vụ quản lý, tổ chức triển khai Chương trình được quản trị, vận hành thường xuyên, chuyên nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn thông tin (ATTT), an ninh mạng.

- Phấn đấu 100% các cơ quan tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành Phòng họp trực tuyến. Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số.

- Phấn đấu 100% cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về công tác dân tộc triển khai Kế hoạch được nâng cấp hạ tầng CNTT đảm bảo ATTT và hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý và tổ chức triển khai.

- Phấn đấu 100% người có uy tín trong đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường, thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua việc triển khai các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

- Đổi mới phương thức truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình thông qua việc xây dựng hệ thống truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như (Facebook, Zalo,...) để làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS được bảo tồn dưới dạng dữ liệu số, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu rộng rãi.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ