Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2023 kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong công tác tiếp công dân
Số hiệu | 210/KH-UBND |
Ngày ban hành | 08/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 08/09/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Nguyễn Thế Giang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 08 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Thực hiện Kế hoạch số 1589/KH-TTCP ngày 13/7/2023 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân,
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong công tác tiếp công dân như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Luật Tiếp công dân; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân và các kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tiếp công dân.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tiếp công dân.
3. Kiểm tra, đánh giá tình hình, phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm; qua đó đề xuất, kiến nghị các giải phá nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện phá luật về tiếp công dân.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI KỲ KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân tỉnh huyện, thành phố; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
2. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:
a) Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân.
- Bố trí trụ sở, địa điểm, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân .
- Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong công tác tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung.
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân.
- Trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân.
- Trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân.
b) Kết quả công tác tiếp công dân thường xuyên.
c) Kết quả công tác tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu.
d) Kết quả công tác tiếp công dân đột xuất.
đ) Việc trả lời, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trong và sau khi tiếp công dân.
e) Xử lý vi phạm pháp luật về tiếp công dân.
3. Phương pháp kiểm tra
Các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân tỉnh huyện, thành phố; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/11/2023, đồng gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp chung (Nội dung báo cáo thực hiện theo Đề cương hướng dẫn và Biểu số liệu gửi kèm theo Kế hoạch).