Kế hoạch 21/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017

Số hiệu 21/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2017
Ngày có hiệu lực 25/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NĂM 2017

Năm 2016, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đã được kim soát. Tuy nhiên, do số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao; tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Thực hiện Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 09/2016/TT-BNN ngày 01/6/2016 Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 Quy định về Vùng cơ sở an toàn dịch bệnh; số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 Quy định về kim dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Đồng thời đchủ động tchức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành v công tác phòng chng dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Chủ động phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát chặt dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật trong diện hẹp; đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển n định, bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật; ứng phó kịp thời, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện có khả năng truyền lây từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và sự phi kết hợp đồng bộ với các sở, ngành từ thành phố đến cơ sở và cả hệ thống chính trị về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố;

- Chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch, kiên quyết, nhanh gọn, đúng thời gian, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao, khoanh vùng khống chế không để lây lan ra diện rộng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, ý thức chấp hành của người chăn nuôi trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh.

- Kiểm soát hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định; kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và chưa qua kim dịch.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. UBND các cấp:

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định tại Quyết định 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp.

2. Tuyên truyn, tập hun:

- Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật; nhng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng của con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời phát hiện, biểu dương gương điển hình hoạt động về phòng, chống dịch; phê phán các tổ chức, cá nhân, địa phương còn chủ quan thực hiện phòng, chống dịch.

- Tổ chức tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người.

- Duy trì đường dây tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố; chuyên mục chăn nuôi, thú y trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y về giám sát, xác minh dịch bệnh, triển khai kế hoạch phòng chng dịch; bồi dưỡng kiến thức thú y cho cán bộ làm công tác thú y tại các xã, phường, thị trấn.

- Tạo các điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, giết m, sơ chế và chế biến thực phẩm.

3. Giám sát dịch bệnh:

- Nâng cao hoạt động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, đáp ứng yêu cầu dự tính, dự báo nguy cơ phát sinh dịch, phát hiện và báo cáo kịp thời khi dịch mới phát sinh ở diện hẹp.

- Củng cố hệ thống giám sát, khai báo và thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm ở mỗi cấp, đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Công khai các địa chỉ đế tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh ở cấp xã, Trạm Chăn nuôi Thú y, Chi cục Chăn nuôi - Thú y để người dân biết, chủ động cung cấp thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh tới từng thôn, xóm, hộ chăn nuôi đkịp thời phát hiện, khai báo dịch bệnh tại cơ sở.

- Chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh. Khi có động vật ốm chết, có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải lấy mẫu xét nghiệm đxác định nguyên nhân. Thực hiện biện pháp khn cấp chống dịch khi xác định là bệnh dịch nguy him. Đảm bảo khống chế nhanh gọn, không để lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin đã tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Rút kinh nghiệm về công tác tiêm phòng.

[...]