Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Số hiệu 178/KH-UBND
Ngày ban hành 23/11/2016
Ngày có hiệu lực 23/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VÀ TIÊM PHÒNG GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2017

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 về quy định phòng, chống dịch bệnh động thủy sản; Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 về quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 09/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 về quy định kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2017, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp, sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới nhằm đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản phát triển, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã - hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản.

- Triển khai phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; Huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống dịch, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.

- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định. Tiêm phòng bắt buộc 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản để người dân biết và tự giác thực hiện. Tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn những kiến thức về bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.

- Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh. Tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh có hiệu quả theo quy định.

- Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, kịp thời, chính xác, dễ hiểu về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản để người dân biết và tự giác tham gia thực hiện. Hướng dẫn dấu hiệu nhận biết dịch bệnh, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động phòng chống dịch bệnh.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Đài Truyền thanh địa phương và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội; trong đó tập trung tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm và vai trò, tác dụng, lợi ích của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để nhân dân hiểu đúng và tích cực tham gia thực hiện.

- Xây dựng tài liệu Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi, cấp cho các huyện, thị xã, thành phố và các xã.

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống Đài phát thanh xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Công tác tập huấn, đào tạo

Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên thú y từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, chủ cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản.

- Tập huấn cho cán bộ thú y cấp tỉnh, huyện và các thành phần, tổ chức liên quan: Tổ chức 02 lớp, mỗi lớp 02 ngày cho toàn bộ thú y cấp chi cục, huyện, mỗi lớp từ 40 đến 50 học viên tham gia.

- Tập huấn cho nhân viên thú y cấp xã: Mỗi huyện tổ chức 02 lớp, mỗi lớp 02 ngày, số lượng mỗi lớp 40 đến 50 học viên, đối tượng là thú y xã, phường, thị trấn và đối tượng liên quan.

3. Công tác tiêm phòng vắc xin

[...]