Chương trình 300/CTr-UBND năm 2016 tổng thể kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 300/CTr-UBND
Ngày ban hành 30/11/2016
Ngày có hiệu lực 30/11/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 300/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

TỔNG THỂ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

Chăn nuôi gia súc là một thế mạnh của tỉnh Hà Giang, có vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, chiếm khoảng 28% giá trị sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có trên 265 ngàn con trâu bò, trên 568 ngàn con lợn, gần 153 ngàn con đẻ..., góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội tại địa phương. Để phát huy thế mạnh về phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò, để hàng hóa thông qua các chương trình, dự án đầu tư cho nông dân vay vốn mua con giống, trồng c làm thức ăn cho gia súc,.. (Nghị quyết 209/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 209/NQ-HĐND) tạo điều kiện cho người chăn nuôi có Cơ hội để vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng và cần thiết, do vậy các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp các ngành và của cả h thống chính trị. Trong những năm qua các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên các biện pháp phòng chống dịch chưa được các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng quy định và bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, nên dịch bệnh vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương như LMLM THT trâu bò, Nhiệt thán... làm thiệt hại và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 30% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh ban hành Chương trình tổng thể kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ hai

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm thường gặp như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Dại ở động vật, Tai xanh, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng... Phấn đấu đạt mục tiêu theo Chương trình quốc gia về phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp trên 30% vào năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản phải được phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả.

- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho 100% cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ thú y cấp xã, thôn bản phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ (100% thú y thôn bản phải được đào tạo và cấp chứng chỉ; 80% thú y xã phải có trình độ chuyên môn từ Trung cấp CNTY trở lên), đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn quản lý.

- Thực hiện tiêm phòng vắc xin đủ lần, đủ liều, đúng quy trình kỹ thuật cho đàn gia súc, gia cầm. Duy trì tỷ lệ tiêm phòng vắc xin hàng năm: Đối với trâu, bò tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng đàn; Đối với lợn đạt 100% trong diện tiệm (80% tổng đàn); Đối với đàn chó nuôi: tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 80% tổng đàn (đối với vùng có ổ dịch dại: tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng đàn chó nuôi); Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm tại những vùng ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh.

- Quản lý chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (100% gia súc, gia cầm nhập về để chăn nuôi theo các Chương trình, Dự án, Nghị quyết 209... phải được kiểm tra, cách ly theo dõi và tiêm phòng theo quy định).

- 100% các huyện, thành phố phải quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung tại trung tâm các huyện, thành phố theo đề án tỉnh đã phê duyệt; 100% các xã có hoạt động buôn bán giết mổ phải xây dựng được các điểm giết mổ tập trung tại địa bàn xã: 100% sản phẩm động vật tiêu thụ trên thị trường phải được cơ quan thú y kiểm tra và đóng dấu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện tiêu độc khử trùng định kỳ, thường xuyên, đúng quy trình kỹ thuật, 100% các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao, các chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật... đều phải được thực hiện tiêu độc khử trùng thường xuyên, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh.

- Xây dựng bản đồ dịch tễ để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Phần thứ ba

NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Nội dung

1. Đối với công tác phòng dịch

1.1. Duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra. Tổ chức lực lượng thường trực, giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên địa bàn, nắm bắt và xử lý kịp thời, sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch xảy ra.

1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở.

1.3. Tổ chức giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cơ sở, nhằm phát hiện sớm, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh và khống chế dịch trong diện hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ, thường xuyên tại các vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, các chợ, các điểm bán động vật, sản phẩm động vật... nhằm tiêu diệt mầm bệnh phát tán ngoài môi trường.

1.5. Tăng cường công tác quản lý dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ