Kế hoạch 30/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh năm 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu | 30/KH-UBND |
Ngày ban hành | 13/02/2017 |
Ngày có hiệu lực | 13/02/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Lê Khắc Nam |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 13 tháng 02 năm 2017 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2017
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2016
I. TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2016
1. Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực:
- Dịch bệnh MERS-CoV: Đến nay trên thế giới ghi nhận 1.864 người nhiễm MERS-CoV, trong đó 659 người tử vong tại 27 quốc gia.
- Dịch bệnh Ebola: Đến nay trên thế giới ghi nhận 28.616 trường hợp mắc Ebola, trong đó có 11.310 trường hợp tử vong tại 10 quốc gia. Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu tại Guinea, Liberia và Sierra Leone.
- Dịch bệnh cúm A (H7N9): Đến nay thế giới ghi nhận 809 trường hợp dương tính với cúm A (H7N9) ở người, chủ yếu tại Trung Quốc.
- Dịch bệnh cúm A (H5N1): Trong năm 2016, thế giới ghi nhận 10 trường hợp mắc cúm A (H5N1), trong đó 03 trường hợp tử vong tại Ai Cập. Tích lũy từ năm 2003 đến nay ghi nhận 856 trường hợp mắc, 452 trường hợp tử vong.
- Bệnh bại liệt: Trong năm 2016 đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm vi rút hoang dại tại Pakistan (14), Afghanistan (8), Nigeria (3) và 03 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt týp 1 do vắc xin tại Lào.
- Bệnh bạch hầu: Năm 2016, tại Venezuela đã ghi nhận các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại 16/24 bang, kết quả xét nghiệm 183 mẫu các trường hợp nghi ngờ mắc, trong đó có 20 mẫu dương tính với bạch hầu.
- Dịch bệnh tả: Tại Tanzania ghi nhận 24.108 trường hợp mắc, trong đó có 378 trường hợp tử vong.
- Dịch bệnh tay chân miệng: Năm 2016, tại Trung Quốc ghi nhận 2.141.471 trường hợp mắc, 204 trường hợp tử vong; Nhật Bản ghi nhận 61.965 trường hợp mắc; Singapore ghi nhận 39.911 trường hợp mắc.
- Dịch bệnh do vi rút Zika: Có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika, trong đó tại khu vực Đông Nam Á đã có 9/11 quốc gia ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika (trừ Brunei và Đông Timor).
2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam:
- Dịch bệnh MERS-CoV và Ebola: Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc.
- Dịch bệnh do vi rút Zika: Năm 2016, cả nước ghi nhận 211 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại 10 tỉnh/thành phố, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (186), Bình Dương (7), Khánh Hòa (6), Đồng Nai (4), Bà Rịa-Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (2), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1) và Cần Thơ (1). Trong đó 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nghi có liên quan đến lây nhiễm vi rút Zika.
- Dịch bệnh sốt xuất huyết: Năm 2016, cả nước ghi nhận 110.876 trường hợp mắc tại 56 tỉnh, thành phố, 36 trường hợp tử vong. So với năm 2015 (108.804 trường hợp mắc/54 tử vong), số mắc tăng 1,9%, tử vong giảm 18 trường hợp. Tỷ lệ mắc là 110/100.000 dân, thấp hơn so với Malaysia (300/100.000 dân), Singapore (247/100.000 dân). Tỷ lệ chết/mắc của cả nước là 0,03%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (0,05%) và thấp hơn so với Colombia (0,17%), Malaysia (0,23%), Philippines (0,42%), Lào (0,21%) và Căm-Pu-Chia (0,23%).
- Dịch bệnh tay chân miệng: Năm 2016, cả nước ghi nhận 50.032 trường hợp mắc tại 62 tỉnh, thành phố, 01 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015 (59.850 trường hợp mắc/6 tử vong), số mắc giảm 16,4%, tử vong giảm 05 trường hợp. So với trung bình giai đoạn 2011-2015, số mắc giảm 52%, tử vong giảm 59 trường hợp. Số mắc tích lũy tăng cao tập trung tại một số tỉnh miền Nam và miền Trung.
- Dịch bệnh cúm gia cầm: Năm 2016, không ghi nhận trường hợp mắc cúm A (H7N9), cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) trên người.
- Dịch bệnh sốt rét: Năm 2016, cả nước ghi nhận 10.192 trường hợp sốt rét, có 21 bệnh nhân sốt rét ác tính, có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Phú Yên (2), Thành phố Hồ Chí Minh (1). Phân bố ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (27,95%), miền Nam (29,40%), miền Trung (33,28%). So với cùng kỳ năm 2015, số bệnh nhân sốt rét giảm 45,21%, bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét giảm 55,28%.
- Bệnh dại: Trong năm 2016, cả nước ghi nhận 85 trường hợp tử vong, tăng 07 trường hợp so với năm 2015 (78 trường hợp). Các trường hợp tử vong xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc (84,6%).
- Bệnh bạch hầu: Trong năm 2016, cả nước ghi nhận 14 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 12 trường hợp mắc tại các xã thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, có 03 trường hợp tử vong.
- Bệnh viêm não do Coxackie: Ghi nhận 28 trường hợp mắc tại các xã thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, có 07 trường hợp tử vong.
- Dịch bệnh sởi: Năm 2016, cả nước ghi nhận 449 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, không có tử vong, có 03 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi.
3. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Hải Phòng:
3.1. Tình hình chung:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 13 tháng 02 năm 2017 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2017
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2016
I. TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2016
1. Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực:
- Dịch bệnh MERS-CoV: Đến nay trên thế giới ghi nhận 1.864 người nhiễm MERS-CoV, trong đó 659 người tử vong tại 27 quốc gia.
- Dịch bệnh Ebola: Đến nay trên thế giới ghi nhận 28.616 trường hợp mắc Ebola, trong đó có 11.310 trường hợp tử vong tại 10 quốc gia. Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu tại Guinea, Liberia và Sierra Leone.
- Dịch bệnh cúm A (H7N9): Đến nay thế giới ghi nhận 809 trường hợp dương tính với cúm A (H7N9) ở người, chủ yếu tại Trung Quốc.
- Dịch bệnh cúm A (H5N1): Trong năm 2016, thế giới ghi nhận 10 trường hợp mắc cúm A (H5N1), trong đó 03 trường hợp tử vong tại Ai Cập. Tích lũy từ năm 2003 đến nay ghi nhận 856 trường hợp mắc, 452 trường hợp tử vong.
- Bệnh bại liệt: Trong năm 2016 đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm vi rút hoang dại tại Pakistan (14), Afghanistan (8), Nigeria (3) và 03 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt týp 1 do vắc xin tại Lào.
- Bệnh bạch hầu: Năm 2016, tại Venezuela đã ghi nhận các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại 16/24 bang, kết quả xét nghiệm 183 mẫu các trường hợp nghi ngờ mắc, trong đó có 20 mẫu dương tính với bạch hầu.
- Dịch bệnh tả: Tại Tanzania ghi nhận 24.108 trường hợp mắc, trong đó có 378 trường hợp tử vong.
- Dịch bệnh tay chân miệng: Năm 2016, tại Trung Quốc ghi nhận 2.141.471 trường hợp mắc, 204 trường hợp tử vong; Nhật Bản ghi nhận 61.965 trường hợp mắc; Singapore ghi nhận 39.911 trường hợp mắc.
- Dịch bệnh do vi rút Zika: Có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika, trong đó tại khu vực Đông Nam Á đã có 9/11 quốc gia ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika (trừ Brunei và Đông Timor).
2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam:
- Dịch bệnh MERS-CoV và Ebola: Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc.
- Dịch bệnh do vi rút Zika: Năm 2016, cả nước ghi nhận 211 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại 10 tỉnh/thành phố, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (186), Bình Dương (7), Khánh Hòa (6), Đồng Nai (4), Bà Rịa-Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (2), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1) và Cần Thơ (1). Trong đó 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nghi có liên quan đến lây nhiễm vi rút Zika.
- Dịch bệnh sốt xuất huyết: Năm 2016, cả nước ghi nhận 110.876 trường hợp mắc tại 56 tỉnh, thành phố, 36 trường hợp tử vong. So với năm 2015 (108.804 trường hợp mắc/54 tử vong), số mắc tăng 1,9%, tử vong giảm 18 trường hợp. Tỷ lệ mắc là 110/100.000 dân, thấp hơn so với Malaysia (300/100.000 dân), Singapore (247/100.000 dân). Tỷ lệ chết/mắc của cả nước là 0,03%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (0,05%) và thấp hơn so với Colombia (0,17%), Malaysia (0,23%), Philippines (0,42%), Lào (0,21%) và Căm-Pu-Chia (0,23%).
- Dịch bệnh tay chân miệng: Năm 2016, cả nước ghi nhận 50.032 trường hợp mắc tại 62 tỉnh, thành phố, 01 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015 (59.850 trường hợp mắc/6 tử vong), số mắc giảm 16,4%, tử vong giảm 05 trường hợp. So với trung bình giai đoạn 2011-2015, số mắc giảm 52%, tử vong giảm 59 trường hợp. Số mắc tích lũy tăng cao tập trung tại một số tỉnh miền Nam và miền Trung.
- Dịch bệnh cúm gia cầm: Năm 2016, không ghi nhận trường hợp mắc cúm A (H7N9), cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) trên người.
- Dịch bệnh sốt rét: Năm 2016, cả nước ghi nhận 10.192 trường hợp sốt rét, có 21 bệnh nhân sốt rét ác tính, có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Phú Yên (2), Thành phố Hồ Chí Minh (1). Phân bố ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (27,95%), miền Nam (29,40%), miền Trung (33,28%). So với cùng kỳ năm 2015, số bệnh nhân sốt rét giảm 45,21%, bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét giảm 55,28%.
- Bệnh dại: Trong năm 2016, cả nước ghi nhận 85 trường hợp tử vong, tăng 07 trường hợp so với năm 2015 (78 trường hợp). Các trường hợp tử vong xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc (84,6%).
- Bệnh bạch hầu: Trong năm 2016, cả nước ghi nhận 14 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 12 trường hợp mắc tại các xã thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, có 03 trường hợp tử vong.
- Bệnh viêm não do Coxackie: Ghi nhận 28 trường hợp mắc tại các xã thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, có 07 trường hợp tử vong.
- Dịch bệnh sởi: Năm 2016, cả nước ghi nhận 449 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, không có tử vong, có 03 trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi.
3. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Hải Phòng:
3.1. Tình hình chung:
Năm 2016, phần lớn các bệnh truyền nhiễm có chiều hướng giảm như: Tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi, tiêu chảy, viêm não vi rút,...; đặc biệt không có dịch xảy ra trong phạm vi toàn thành phố.
Đến hết tháng 11/2016, ghi nhận 20/28 bệnh truyền nhiễm gây dịch có trường hợp mắc, cụ thể như sau:
TT |
Tên bệnh |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
So sánh cùng kỳ |
|||
Mắc |
Chết |
Mắc |
Chết |
Mắc |
Chết |
||
1 |
Tả |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Thương hàn |
39 |
0 |
16 |
0 |
-23 |
0 |
3 |
Lỵ trực trùng |
238 |
0 |
238 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Lỵ A míp |
165 |
0 |
247 |
0 |
82 |
0 |
5 |
Tiêu chảy |
3.694 |
0 |
3.026 |
0 |
-668 |
0 |
6 |
Viêm não vi rút |
16 |
0 |
32 |
0 |
16 |
0 |
7 |
Sốt xuất huyết Dengue |
113 |
0 |
33 |
0 |
-80 |
0 |
8 |
Sốt rét |
5 |
0 |
9 |
0 |
4 |
0 |
9 |
Viêm gan vi rút |
118 |
0 |
286 |
0 |
168 |
0 |
10 |
Tiêm phòng dại |
2.072 |
0 |
2.493 |
0 |
421 |
0 |
11 |
Viêm màng não do NMC |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
Thủy đậu |
902 |
0 |
738 |
0 |
-164 |
0 |
13 |
Bạch hầu |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
14 |
Ho gà |
3 |
0 |
1 |
0 |
-2 |
0 |
15 |
Uốn ván sơ sinh |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
16 |
Uốn ván khác |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
17 |
Liệt mềm cấp nghi bại liệt |
5 |
0 |
5 |
0 |
0 |
0 |
18 |
Nghi sởi |
19 |
0 |
40 |
0 |
21 |
0 |
19 |
Quai bị |
631 |
0 |
599 |
0 |
-32 |
0 |
20 |
Rubella |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
21 |
Cúm |
7.120 |
0 |
5.903 |
0 |
-1.217 |
0 |
22 |
Nghi cúm A (H5N1) |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
23 |
Bệnh do vi rút Adeno |
86 |
0 |
62 |
0 |
-24 |
0 |
24 |
Dịch hạch |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
25 |
Bệnh than |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
26 |
Leptospira |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
27 |
Tay chân miệng |
1.184 |
0 |
1.588 |
0 |
404 |
0 |
28 |
Liên cầu lợn |
7 |
0 |
3 |
0 |
-4 |
0 |
- Một số bệnh truyền nhiễm có số mắc lưu hành cao trong cộng đồng như: Cúm 5.903 ca, tay chân miệng 1.588 ca, tiêu chảy 3.026 ca, tiêm phòng dại 2.493 ca, quai bị 599 ca, thủy đậu 738 ca,... Một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng so với cùng kỳ như: Tay chân miệng,... Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch giảm so với cùng kỳ như: sốt xuất huyết, thủy đậu, cúm...
1.2. Đặc điểm một số bệnh dịch cụ thể:
1.2.1. Tình hình dịch bệnh nguy hiểm mới nổi và tái nổi:
Trong năm 2016, trên địa bàn thành phố không có các trường hợp bệnh dịch nguy hiểm như: MERS-CoV, Ebola, Cúm A (H5N1) phải giám sát.
1.2.2. Diễn biến một số bệnh dịch trong năm 2016:
- Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Năm 2016, không có ổ dịch sốt xuất huyết lớn trên địa bàn thành phố. Các ca mắc rải rác với tổng số ca bệnh ghi nhận trong 11 tháng là 33 ca. Tất cả các ca bệnh được điều tra, lấy mẫu, kết quả có 20 ca dương tính với vi rút Dengue.
- Bệnh tay chân miệng: Bệnh bùng phát tại Hải Phòng từ tháng 9/2011, tăng cao trong các tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012 và tiếp tục xuất hiện các ca mắc rải rác trong các tháng tiếp theo; năm 2013 các ca mắc tăng mạnh. Tuy nhiên trong năm 2014, 2015, 2016 dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Sở Y tế, các Trung tâm Y tế quận, huyện đã chủ động trong công tác phòng chống dịch ngay từ đầu năm (tăng cường tuyên truyền, giám sát, xử lý các ổ dịch,...). Trong 11 tháng năm 2016, thành phố có 1.588 ca mắc, chủ yếu là trẻ em, các ca bệnh có phân độ 2a, không có ca nào tử vong. So với năm 2015 tăng 404 ca.
- Bệnh quai bị: Tích lũy 11 tháng năm 2016, ghi nhận 599 ca, giảm 32 ca so với năm 2015. Ghi nhận các ca mắc nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8. Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em, có nhiều biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn... Tuy nhiên không có ca tử vong.
- Bệnh sốt phát ban nghi sởi: Trong năm 2014, bệnh sởi bùng phát tại thành phố Hải Phòng cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, số ca bệnh ghi nhận trong 11 tháng năm 2014 là 1.014 ca. Ngành Y tế đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động phòng chống dịch như tiêm vắc xin sởi bổ sung, tiêm vắc xin chống dịch,... nên năm 2015, 2016 dịch sởi đã được khống chế. Số ca nghi sởi giám sát 11 tháng năm 2016 là 40 ca.
- Bệnh liên cầu lợn: Giám sát phát hiện 3 ca tại khoa các Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Các đơn vị y tế đã phối hợp với các đơn vị thú y thành phố giám sát tình hình dịch trên người, trên động vật và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đến nay không phát hiện trường hợp mắc mới trên những ổ dịch đã được xử lý.
- Bệnh tiêu chảy cấp: Số ca mắc 11 tháng là 3.026 ca, giảm 668 ca so với cùng kỳ.
- Bệnh tả: Năm 2016, không ghi nhận ca bệnh tả trên địa bàn thành phố.
- Bệnh thủy đậu: Số ca mắc 11 tháng là 738 ca, giảm 164 ca so cùng kỳ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2016
1. Công tác quản lý, chỉ đạo và phối hợp liên ngành:
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 15/01/2016 về phòng, chống dịch bệnh năm 2016 và các văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp được củng cố, kiện toàn, thường xuyên bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh để chỉ đạo triển khai các biện pháp và kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch.
- Ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm 2016; đồng thời đã ban hành các kế hoạch và các văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống một số dịch bệnh cụ thể như: Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (Mers-CoV), sốt xuất huyết, cúm A (H5N1, H7N9), sởi, ho gà,...
- Các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức phòng, chống dịch bệnh; triển khai các chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch bệnh, đặc biệt là các ngành: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cơ quan báo, đài thành phố,...
- Thành phố và các quận, huyện tổ chức Lễ Phát động chiến dịch quốc gia rửa tay bằng xà phòng, phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Các quận, huyện triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
- Các đoàn công tác, giám sát của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương... về làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống dịch, công tác thực hiện các chiến dịch tiêm vắc xin. Các đoàn đã đánh giá cao các biện pháp triển khai phòng, chống dịch ở thành phố Hải Phòng cũng như hiệu quả thực hiện các chiến dịch.
2. Công tác kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo:
- Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch ngành Y tế đã kiểm tra việc triển khai các biện pháp chống dịch bệnh và phân tuyến điều trị bệnh nhân tại các các bệnh viện tuyến thành phố, quận, huyện, các Trung tâm Y tế quận, huyện; kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại huyện Thủy Nguyên. Ban Chỉ đạo quận, huyện kiểm tra tại xã, phường, thị trấn. Công tác kiểm tra, giám sát chuyên ngành được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.
- Công tác thông tin, báo cáo được các cấp, ngành, đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 48/TT-BYT ngày 31/12/2010 và Thông tư số 54/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm vi tính được triển khai tới cấp quận, huyện.
3. Công tác đầu tư tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất:
3.1. Đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương: Ngân sách thành phố đã cấp cho ngành Y tế: 50 triệu đồng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng; 10 triệu đồng cho Chương trình phòng, chống, sốt rét; 10 triệu đồng cho Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết; 10 triệu đồng cho Chương trình phòng Dại.
3.2. Đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nguồn kinh phí Trung ương cấp cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng: 223 triệu đồng và hiện vật vắc xin, bơm kim tiêm chủng, hộp an toàn, sổ, phiếu tiêm chủng cho trên 38.000 trẻ và trên 40.000 phụ nữ có thai; Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết: 262 triệu đồng; Chương trình phòng, chống Sốt rét: 112 triệu đồng.
4. Công tác chuyên môn, kỹ thuật:
- Thực hiện tốt các chương trình Y tế mục tiêu, góp phần giảm đáng kể nguy cơ mắc của các bệnh truyền nhiễm trong nhóm này (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Polio hoang dại, viêm gan vi rút B, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét...).
- Công tác giám sát, điều tra:
+ Kiện toàn hệ thống giám sát dịch, thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch tại các tuyến; đặc biệt là thành lập Đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch, bệnh do vi rút Ebola, bệnh MERS-CoV, bệnh do vi rút Zika,... thực hiện công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát lan rộng.
+ Duy trì hệ thống giám sát các ca bệnh tại cơ sở điều trị và tại cộng đồng, nhất là các ổ dịch cũ, các địa bàn trọng điểm. Thực hiện giám sát ca bệnh chặt chẽ, kết hợp với giám sát huyết thanh và giám sát mật độ véc tơ, ổ bọ gậy nguồn, xác định độ nhạy với hóa chất đối với véc tơ chính truyền bệnh.
+ Xử lý sớm và triệt để các ổ dịch, đặc biệt tại các nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, các cơ sở trông giữ trẻ tại cộng đồng và tại gia đình bệnh nhân.
+ Triển khai các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, giám sát chặt chẽ người và phương tiện đến Cảng Hải Phòng và Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi theo đúng quy định của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
+ Thường xuyên kiểm tra nồng độ Clo dư ở các vị trí đầu nguồn, đảm bảo lượng Clo dư cuối nguồn của hệ thống nước sinh hoạt 0,3-0,5 mg/lít.
+ Phối hợp với cơ quan Thú y trong giám sát, phát hiện, điều tra và thông báo cho nhau tình hình dịch bệnh từ gia súc và gia cầm, phòng chống lây nhiễm sang người.
+ Tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng như: Liệt mềm cấp, chết sơ sinh, hội chứng não cấp, sốt phát ban nghi sởi/rubella, các trường hợp nghi bạch hầu, ho gà, uốn ván... Tỷ lệ giám sát đạt yêu cầu của quốc gia.
+ Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố và các quận, huyện triển khai thanh tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Công tác tập huấn: Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phát hiện, chẩn đoán, điều trị, thực hiện chế độ báo cáo bằng phần mềm trực tuyến và phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế từ tuyến thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
- Công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân:
+ Thực hiện tốt phân luồng khám, tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho các bệnh truyền nhiễm.
+ Bố trí khu vực điều trị bệnh nhân theo quy định và triển khai các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện.
+ Phối hợp tốt giữa hệ y tế dự phòng và hệ điều trị, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với nhau trong việc xác định, thông báo và trao đổi các thông tin về ca bệnh để điều trị đúng, kịp thời, thực hiện xử lý ổ dịch nhanh chóng, triệt để.
+ Điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Trẻ em: Đã tiếp nhận điều trị trên 1.000 trường hợp, chủ yếu bệnh nhân ở độ 2a, không có tử vong.
- Tổ chức thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho đối tượng 16-17 tuổi trong năm 2016. Kết quả đã tiêm được cho 35.916 trẻ, đạt tỷ lệ 95,23%, không ghi nhận ca phản ứng nặng sau tiêm chủng trong chiến dịch.
5. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Sở Y tế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe phối hợp với các cơ quan báo, đài thành phố và Trung ương đóng trên địa phương thường xuyên thông tin, tuyên truyền, phát các thông điệp về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và các chiến dịch tiêm phòng vắc xin chống dịch. Thực hiện 10 phóng sự chuyên đề, chương trình tọa đàm, 310 chuyên mục Thầy thuốc gia đình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, trang tin Y tế trên báo Hải Phòng hàng tuần và bài viết liên tục cập nhật đưa tin hoạt động trên Website Cổng thông tin điện tử thành phố, Sở Y tế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các đơn vị y tế.
Duy trì tuyên truyền hàng ngày trên hệ thống loa phát thanh của quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Thường xuyên tổ chức truyền thông lưu động loa trên xe ô tô tại cộng đồng, chợ đầu mối khi có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh.
- Tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông cho nhân viên y tế cơ sở và các ban, ngành liên quan; 60 lớp truyền thông trực tiếp cho cộng đồng về dịch bệnh, vấn đề sức khỏe cộng đồng quan tâm. Tổ chức mít tinh diễu hành hưởng ứng các chủ đề: Phòng chống HIV/AIDS, lao, thuốc lá, bảo đảm an toàn thực phẩm, chống kháng thuốc, phòng chống dịch mùa hè, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng, Ngày thị giác với hơn 10.000 người tham gia. Tư vấn điện thoại, trả lời thắc mắc cho 2.000 trường hợp.
- Sản xuất 4.000 Bản tin y tế, 2.000 Bản tin HIV/AIDS; in và nhân bản 3 loại áp phích, 5 loại tờ rơi, trong đó có phòng, chống bệnh do vi rút ZiKa; đĩa truyền thông cung cấp cho các địa phương, tập trung vào việc tuyên truyền cho nhân dân các chủ đề y tế trong năm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chung, vệ sinh cá nhân, tăng cường sức khỏe, vệ sinh môi trường và phòng, chống một số bệnh dịch cụ thể như tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, các dịch bệnh mới nổi...
6. Công tác nghiên cứu khoa học:
- Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương triển khai giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2015
Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 |
Kết quả thực hiện năm 2016 |
So cùng kỳ 2015 |
Phát hiện sớm, bao vây khống chế bệnh dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, bùng phát dịch lớn |
Thực hiện được mục tiêu |
Thực hiện được mục tiêu |
100% các ổ dịch nhóm A: cúm A (H1N1) được phát hiện và xử lý kịp thời |
Đạt chỉ tiêu |
Đạt chỉ tiêu |
Hoàn thành chỉ tiêu hoạt động chương trình y tế có mục tiêu: Tiêm chủng mở rộng, sốt xuất huyết. |
Chương trình Tiêm chủng mở rộng không đạt chỉ tiêu tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh |
Không đạt chỉ tiêu tiếm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh, DPT-VGB-Hib mũi 3, giám sát sởi-rubella. |
Khống chế không để dịch lớn tại cộng đồng |
Đạt chỉ tiêu |
Đạt chỉ tiêu |
1. Dịch bệnh trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm, cùng với sự giao lưu quốc tế ngày càng gia tăng, nguy cơ xâm nhập và bùng phát dịch bệnh vào Việt Nam trong thời gian tới rất lớn.
2. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc cao, luôn có nguy cơ bùng phát mạnh nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút, không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng, chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu.
- Việc kiểm soát bệnh tay chân miệng gặp nhiều khó khăn do các thói quen hành vi không hợp vệ sinh và ý thức về phòng, chống bệnh của người dân chưa được cao là những điều kiện thuận lợi để bệnh tiếp tục lưu hành và nguy cơ gia tăng số trường hợp, bùng phát thành dịch.
- Việc khống chế gia tăng số mắc sốt xuất huyết tại các ổ dịch cũ (huyện Cát Hải) gặp nhiều hạn chế do thói quen trữ nước sinh hoạt của đại bộ phận dân cư sinh sống tại khu vực này đã tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Nguy cơ lây nhiễm cúm A (H5N1) từ gia cầm sang người luôn tiềm ẩn bùng phát do dịch cúm trên gia cầm vẫn liên tiếp được ghi nhận hàng tháng tại nhiều địa phương trong cả nước.
- Bệnh liên cầu lợn vẫn xảy ra rải rác do người dân vẫn có thói quen sử dụng sản phẩm từ lợn mà chưa được chế biến hợp vệ sinh và dễ lây nhiễm như tiết canh, nem..., ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao, việc chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh chuồng trại, cung cấp và bán sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh vẫn còn phổ biến trong cộng đồng dân cư.
3. Vấn đề ô nhiễm môi trường, sự biến động về dân cư, đô thị hóa, sự biến chủng của vi sinh vật, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của phần lớn người dân chưa được tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại.
4. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm còn thụ động, chủ yếu giám sát trường hợp mắc bệnh dựa vào cơ sở khám, chữa bệnh công lập.
5. Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn làm công tác phòng, chống dịch còn thiếu và yếu.
6. Phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm được đưa vào sử dụng chính thức và thay thế báo cáo bằng văn bản. Tuy nhiên việc bố trí nhân lực chuyên trách để thực hiện báo cáo còn gặp khó khăn, nhất là ở những bệnh viện lớn do khối lượng thông tin cần báo cáo nhiều.
7. Kinh phí cho công tác y tế dự phòng và cho công tác phòng, chống dịch còn thiếu. Hiện chưa có kinh phí riêng cho hoạt động giám sát phòng, chống dịch (theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chủ yếu khi có dịch mới được cấp; do vậy khó chủ động trong công tác phòng, chống dịch.
8. Các hoạt động phòng, chống dịch thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như Dự án tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, ... chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nếu bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chương trình và nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
9. Công tác phòng, chống dịch bệnh chủ yếu do ngành Y tế đảm nhiệm. Một số quận, huyện, xã, phường, thị trấn chưa chỉ đạo quyết liệt; một số Sở, ban, ngành, đoàn thể chưa tham gia thường xuyên.
10. Phương tiện, trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch còn thiếu.
11. Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng.
V. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH NĂM 2017
1. Dự báo chung:
Trong năm 2017, tình hình dịch bệnh trên thế giới sẽ diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phát sinh, cảnh báo sự quay trở lại của một số bệnh dịch cũ như lao, sốt rét, HIV; nguyên nhân có thể do kháng thuốc, sự giao lưu, đi lại giữa các quốc gia, sự biến đổi khí hậu, khả năng kết hợp và biến đổi gen của một số vi rút làm cho việc kiểm soát và phòng, chống dịch gặp nhiều khó khăn.
2. Dự báo cụ thể:
- Dịch bệnh do vi rút Zika: Năm 2016, sự xuất hiện của bệnh do vi rút Zika tại các quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Á, trong đó có Việt Nam với những diễn biến phức tạp đã được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Mặc dù hiện nay bệnh do vi rút Zika không còn là vấn đề cấp bách toàn cầu, nhưng vi zút Zika đã lưu hành ở Việt Nam, nên khả năng gây dịch vẫn có thể xảy ra.
- Bệnh MERS-CoV, bệnh do vi rút Ebola: Nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta thông qua con đường hàng không vẫn có thể xảy ra.
- Dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) thường xuyên xuất hiện trên các đàn gia cầm nên khả năng lây lan sang người là rất cao.
- Bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành địa phương. Số ca mắc tại thời điểm này tuy giảm nhưng vẫn có thể bùng phát trở lại nếu các biện pháp phòng, chống dịch không được thực hiện đầy đủ, quyết liệt.
- Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng số mắc vì theo chu kỳ dịch bệnh, khối cảm nhiễm gia tăng.
- Các ca bệnh truyền nhiễm khác vẫn xảy ra tản phát trong cộng đồng.
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2017
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nếu có dịch phải được phát hiện kịp thời và không để lan rộng, hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Duy trì công tác truyền thông giáo dục về phòng, chống dịch bệnh để mọi người hiểu và biết cách phòng, chống dịch.
- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly, xử lý kịp thời ổ dịch, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tới người dân.
- Các cơ sở điều trị chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để có thể tiếp nhận, cách ly điều trị bệnh nhân, phân tuyến điều trị khi có dịch lớn xảy ra. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở bệnh nhân và an toàn cho cán bộ điều trị.
- Tăng cường năng lực phòng xét nghiệm trong khâu thu thập, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm cũng như tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
- Bệnh MERS-CoV, bệnh do vi rút Ebola, Zika: Phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc ngay tại cảng, cửa khẩu và tại cộng đồng, thực hiện cách ly, điều tra, lấy mẫu kịp thời, không để dịch xảy ra.
- Bệnh tay chân miệng: Giảm số mắc, hạn chế tử vong.
- Bệnh sốt xuất huyết: Không để dịch lớn xảy ra.
- Dịch cúm A (H7N9) và cúm A (H5N1): Giám sát, phát hiện kịp thời, khống chế không để xảy ra dịch trên người, nếu xảy ra hạn chế số mắc và tử vong.
- Bệnh sởi - rubella: Không để dịch xảy ra.
- Bệnh tả: Giám sát, phát hiện kịp thời, khống chế không để dịch xảy ra; nếu xảy ra hạn chế số mắc và tử vong.
- Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới khống chế bệnh sởi. Tỷ lệ giám sát bại liệt đạt >1ca/100.000 trẻ em dưới 15 tuổi; tỷ lệ giám sát sởi/rubella đạt >2 ca/100.000 dân.
- Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch xảy ra.
IV. GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo:
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, đặc biệt ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong địa bàn phụ trách; đảm bảo giám sát phát hiện kịp thời và dập tắt ngay nếu có dịch xảy ra, hạn chế số mắc và tử vong. Duy trì chế độ thường trực Ban Chỉ đạo các cấp, tùy theo diễn biến dịch mà có các cuộc họp thường kỳ và đột xuất.
- Tăng cường công tác giám sát, trao đổi thông tin, báo cáo về tình hình dịch bệnh giữa các ngành và giữa các ngành chức năng với các địa phương để theo dõi đánh giá dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng, chống, cách ly, xử lý ổ dịch kịp thời.
- Tăng cường các biện pháp truyền thông của ngành, của thành phố để mọi người dân đều hiểu biết về bệnh, cách phát hiện, phòng bệnh và tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra tại địa bàn.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố chủ động thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân khi được phân tuyến điều trị theo đúng các hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho cán bộ y tế. Tập huấn chuyên môn và sẵn sàng chi viện cho tuyến dưới.
- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế quận, huyện xây dựng kế hoạch chủ động giám sát, phòng chống, xử lý ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế, tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch và sẵn sàng chi viện cho tuyến dưới; tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cùng cấp triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
- Thực hiện báo cáo tình hình dịch theo quy định.
2. Hoạt động của các đơn vị thuộc ngành Y tế:
2.1. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các đơn vị y tế:
- Xây dựng kế hoạch truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống dịch bệnh; phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng thành phố, các ban, ngành, đoàn thể thành phố và quận, huyện, các đơn vị y tế để tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng về dịch bệnh, biết cách phát hiện, phòng và chống dịch bệnh.
- Sản xuất tài liệu truyền thông cấp phát cho các đơn vị y tế và cộng đồng để nhân dân có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phòng, chống dịch bệnh, không quá hoang mang lo sợ nhưng cũng không chủ quan coi thường.
2.2. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và quận, huyện:
2.2.1. Khi chưa có dịch:
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo mùa, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Đặc biệt chú ý các bệnh truyền nhiễm nhóm A như: SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H7N9), tả; các bệnh hay gặp như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, liên cầu lợn,... và các bệnh lạ mới nổi, tái nổi như: MERS-CoV, Ebola, Zika, dịch hạch.
- Tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chung, vệ sinh cá nhân, tăng cường sức khỏe, vệ sinh môi trường...
- Đảm bảo sẵn sàng chống dịch, thường trực chống dịch, kiểm tra vệ sinh môi trường; cung cấp đủ các dụng cụ, môi trường lấy mẫu xét nghiệm cho y tế cơ sở lấy mẫu kịp thời những trường hợp nghi ngờ.
- Tăng cường giám sát bệnh nhân, vi sinh vật, huyết thanh, véc tơ...; đặc biệt các ổ dịch cũ và các vùng có nguy cơ cao để phát hiện sớm dịch hoặc nguy cơ dịch.
- Trao đổi thông tin, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thú y để nắm tình hình dịch, triển khai phòng, chống, không để dịch bùng phát và lây sang người.
- Chuẩn bị đủ nguồn lực phòng, chống dịch: Cán bộ chuyên môn, kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện... phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Kiện toàn, củng cố các đội cơ động phòng, chống dịch.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm thường kỳ, báo cáo dịch đột xuất về Sở Y tế và Bộ Y tế theo quy định.
2.2.2. Khi có dịch:
- Giám sát, theo dõi người tiếp xúc với bệnh nhân để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch theo quy định.
- Báo cáo về Sở Y tế, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Tuyên truyền về nguy cơ dịch, các biện pháp phòng, chống dịch đến từng hộ gia đình.
- Tăng cường giám sát người đến từ vùng dịch, người phơi nhiễm với gia súc, gia cầm bị bệnh, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ xét nghiệm bệnh phẩm...
- Đề xuất các biện pháp bắt buộc như kiểm dịch, cách ly, kiểm tra nhiệt độ, hạn chế tụ họp đông người, đóng cửa trường học, công sở, xây dựng bệnh viện dã chiến...
2.3. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế đối với các tàu biển vào Cảng Hải phòng và các chuyến máy bay quốc tế đến Hải phòng.
- Giám sát chặt chẽ người và phương tiện xuất phát hoặc đã qua vùng có dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ phải được báo cáo với lãnh đạo Sở Y tế, đồng thời phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để cách ly, theo dõi và thực hiện ngay các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khống chế không để lây lan ra cộng đồng.
2.4. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm:
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong các đợt trọng điểm như: Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, du lịch...
- Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên toàn thành phố, nhất là tại các chợ, thức ăn đường phố, các lò giết mổ; xử phạt nghiêm những cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
2.5. Các bệnh viện tuyến thành phố và quận, huyện:
- Thực hiện nghiêm quy chế thường trực, quy chế cấp cứu.
- Tập huấn nhắc lại các phác đồ về chẩn đoán, điều trị,... các bệnh thường gặp: Tả, ngộ độc thực phẩm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,... các bệnh dịch nguy hiểm SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H7N9), Zika,...
- Chẩn đoán kịp thời, chính xác các ca bệnh dịch đầu tiên, xử trí đúng, hạn chế tử vong. Bố trí khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân; chuẩn bị đủ phương tiện bảo hộ và dung dịch dùng cho sát trùng, quy trình giặt là, hấp sấy và khử khuẩn theo quy định. Đảm bảo phục vụ dinh dưỡng cho người bệnh.
- Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế khi có ca bệnh truyền nhiễm cho Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, quận, huyện để có phương án giải quyết bao vây khống chế, không để dịch lan rộng ở cộng đồng.
- Luôn có đủ cơ số thuốc men, y dụng cụ, dịch truyền, phương tiện phục vụ cấp cứu điều trị tại đơn vị và sẵn sàng chi viện cho tuyến dưới khi có yêu cầu.
2.6. Các Phòng Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện:
- Tuyên truyền, kiểm tra vệ sinh phòng bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm, kem, nước đá, giải khát tại địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, kế hoạch phục vụ các lễ hội của địa phương, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, kinh phí, thuốc, hóa chất và phương tiện chống dịch.
- Tổ chức giám sát dịch chặt chẽ, lưu ý các ổ dịch cũ. Lấy mẫu gửi xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ.
- Tập huấn lại cho các cán bộ y tế, đặc biệt ở xã, phường, thị trấn về phát hiện, chẩn đoán, điều trị, xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh dịch thường gặp.
- Đảm bảo chấp hành đúng quy chế thường trực phòng, chống dịch và thông tin báo cáo dịch.
2.7. Trung tâm Cấp cứu 115:
Chuẩn bị sẵn sàng xe cấp cứu, cán bộ chuyên môn, thuốc, y dụng cụ chuyên dụng để vận chuyển bệnh nhân khi có dịch.
2.8. Công ty Cổ phần Dược phẩm Hải Phòng, Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Hải Phòng:
Chuẩn bị các cơ số thuốc, y dụng cụ, phương tiện, hóa chất... đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời cho công tác phòng và chống dịch trên địa bàn thành phố.
2.9. Các đơn vị Quân y đóng trên địa bàn thành phố:
Có trách nhiệm phối hợp với y tế địa phương nơi đóng quân triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch.
3. Các Sở, ban, ngành:
3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y: Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc thông tin, báo cáo tình hình dịch trên gia súc, gia cầm (cúm gia cầm, liên cầu lợn,...); quản lý giết mổ gia súc, gia cầm; triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
3.2. Sở Xây dựng: Phối hợp với ngành Y tế đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị.
3.3. Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường: Tăng cường quản lý lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm... để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
3.4. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ: Chỉ đạo các đơn vị phối hợp tăng cường các hoạt động quản lý lễ hội, du lịch trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch y tế biên giới, xuất nhập cảnh, hướng dẫn cho khách du lịch vào thành phố về tình hình dịch.
3.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo, đài thành phố và chỉ đạo hệ thống truyền thông cơ sở thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch.
3.6. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách, hàng hóa quản lý các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch.
3.7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học.
3.8. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch theo tình hình thực tế diễn biến dịch trên địa bàn thành phố.
3.9. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể quần chúng: Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và tham gia phòng, chống dịch bệnh.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch năm 2017 theo quy định. Chỉ đạo, triển khai toàn diện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của ngành Y tế.
- Chủ động bố trí kinh phí địa phương phục vụ công tác chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Kinh phí tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tế. Mức dự kiến kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2017 khoảng 3,3 tỷ đồng, cụ thể như sau:
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục: 200 triệu đồng;
2. Công tác cấp cứu, điều trị: 1.200 triệu đồng;
3. Giám sát và xử lý ổ dịch: 700 triệu đồng;
4. Mua hóa chất, trang bị bảo hộ, trang thiết bị: 800 triệu đồng;
5. Thuốc chống dịch: 400 triệu đồng./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |