Kế hoạch 2072/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 2072/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2020
Ngày có hiệu lực 13/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2072/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 13 tháng 03 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020

Phần thứ nhất.

ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

Năm 2019, các dịch bệnh nguy hiểm vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế cho cộng đng, kể cả các quốc gia phát triển như bệnh do virus Ebola có số mắc/chết là 3.185/2.908; Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Đông (MERS-CoV) với số mắc/chết 2.266/804; Cúm A H5N1, H7N9, H5N6; Bệnh sởi gia tăng với 664.221 trường hợp mắc tại 171 quốc gia và vùng lãnh thổ (ở các các quốc gia đã công bố loại trừ bệnh Sởi như: Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore); Bệnh sốt xuất huyết tăng cao tại nhiều quốc gia với smắc/chết là Philippin (348.893/1.342), Malaysia (104.746/152), Lào (33.728/59)... Đặc biệt cuối năm 2019, đầu năm 2020; với sự xuất hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút corona gây ra (Covid-19). Bệnh ghi nhận đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn Trung Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày 31/01/2020, WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu và tại Việt Nam công bố dịch từ ngày 01/02/2020. Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 12g00 ngày 12/3/2020, có 108 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc, với tổng số 125.841 người mắc, trong đó có 4.621 người tử vong, số người tử vong tại Lục địa Trung Quốc: 3.169 người; số người tử vong ngoài Lục địa Trung Quốc: 1452 người, trong đó một số nước có số người tử vong cao như Ý: (827), Iran (354), Hàn Quốc (66), Tây Ban Nha (55), Pháp (48); Mỹ (36), Nhật Bản (10), Anh (08)...

Tại Việt Nam, trong năm 2019 không ghi nhận sự xâm nhập của các bệnh nguy hiểm mới nổi ngoại trừ dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 (tính đến ngày 12/3/2020 Việt Nam ghi nhận 39 trường hợp dương tính với Covid-19, đã điều trị khỏi 16 trường hợp; đang tiến hành cách ly theo dõi chặt chẽ 119 trường hợp nghi ngờ nhiễm và theo dõi sức khỏe 24.938 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch), các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khng chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai đoạn 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhim lưu hành gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các tháng cao điểm với số mắc/chết là: Tay chân miệng (89.807/1), st xuất huyết Dengue (277 348/49) Sởi (6.956/3)...

Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có những thành quả trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm như không có trường hợp mắc bệnh dịch hạch, góp phần cùng cả nước thanh toán bệnh bại liệt, một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm tại tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp như sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng, bạch hầu, viêm não Nhật Bản, sởi, bệnh dại...Một số bệnh có số tử vong vẫn còn cao như dại và năm 2019 được xem như một năm đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh với 04 trường hợp tử vong được ghi nhận...

Trong bối cảnh cơ sở vật chất và nguồn nhân lực y tế cơ sở còn hạn chế; ý thức của một bộ phận người dân trong việc tự phòng chống bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm chưa cao và sự phối hợp của chính quyền địa phương với ngành y tế trong quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính hình thức.... đòi hỏi công tác phòng chống dịch cần triển khai quyết liệt và chủ động hơn.

Căn cứ tình hình dịch tễ bệnh truyền nhiễm những năm qua và tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2020, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

Trước diễn biến phức tạp về dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nên khả năng các bệnh dịch mới phát sinh, bệnh nguy hiểm vẫn có thể xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là các nhóm bệnh do vi rút gây ra, các bệnh chưa có vắc xin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu luôn có nguy cơ xâm nhập và lan rộng ra cộng đồng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc. Tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh. Kết quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019, cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019

Kết quả năm 2019

So vi kế hoạch

1. MERS-CoV

 

 

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

2. Cúm A (H7N9):

 

 

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát.

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

3. Cúm A (H5N1):

 

 

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch; không để dịch bệnh bùng phát, lan rng.

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4. Bệnh tả:

 

 

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Không có trường hợp mắc

Đạt

5. Bệnh tay chân miệng

 

 

- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,05%.

- 62.1/100.000 dân

- 0%

Đạt

Đạt

6. Bệnh sốt xuất huyết:

 

 

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 120/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,09%.

- Không có dịch lớn

- 1.200/100.000 dân

- 0,017%

Đạt

Không đạt

Đạt

7. Bệnh sốt rét:

 

 

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 0,68/1.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0/100.000 dân.

- Không xảy ra dịch.

- 0,34/1.000 dân

- 0/100.000 dân

Đạt

Đạt

Đạt

8. Bệnh dại:

 

 

Khống chế ≤ 4 trường hợp tử vong.

05 tử vong

(0,31/100.000 dân)

Không đạt

9. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:

 

 

- Bệnh sởi:

+ Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

+ Tỷ lệ mắc: < 5/100.000 dân.

- Bệnh bạch hầu: < 0,02/100.000đ

- Ho gà: Tỷ lệ mắc: < 1/100.000 dân

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Không có dịch lớn

- 20.36/100.000 dân

- 0,3/100.000 dân

- 1,52/100.000 dân

Đạt

Không đạt

Không đạt

Không đạt

Đạt

10. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác:

 

 

Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh.

Không có dịch bệnh lớn xảy ra

Đạt

II. KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI

- Trên thế giới và khu vực, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm như Covid-19, dịch bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, sốt vàng ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khng chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt, sởi. Trong đó có những quốc gia có chung đường biên giới và một số quốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với nước ta.

- Một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A(H7N9), MERS - CoV, sốt vàng ... đã được ngăn chặn trên cả nước, góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại ngày càng gia tăng. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại tỉnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết ...vẫn có nguy cơ lây lan, bùng phát nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch một cách triệt để.

- Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập.

- Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại.

- Một số địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban, ngành, đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; bệnh dại còn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vắc xin dại; có thói quen, tập quán ăn uống không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh sống gây bệnh liên cầu lợn).

- Bùng nổ dân số, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự giao lưu rộng rãi của người dân, hậu quả của thiên tai, lụt bão đang tác động tiêu cực tới các hoạt động y tế dự phòng, có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.

- Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động. Tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã.

- Chưa triển khai hoạt động kiểm dịch y tế đối với người do hiện tại tỉnh chưa xây dựng cửa khẩu.

- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia liên tục bị cắt giảm, kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương hạn chế, nhiều địa phương không bố trí hoặc bố trí chậm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2020

Diễn biến phức tạp về dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nên khả năng các bệnh dịch mới phát sinh, bệnh nguy him xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tai tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là các nhóm bệnh do vi rút gây ra điển hình như Covid-19, các bệnh chưa có vắc xin dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu luôn có nguy cơ xâm nhập và lan rộng ra cộng đồng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc. Dbáo trong năm 2020, dịch bệnh sẽ diễn biến vô cùng phức tạp, đng thời nguy cơ dịch bệnh gia tăng ở một số bệnh lưu hành thường xuyên như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại ... trên địa bàn tỉnh vì một số lý do sau:

a) Dịch bệnh Covid-19

Tính đến ngày 12/3/2020, toàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, đã triển khai cách ly 325 đối tượng, hiện tại đang cách ly 257 đối tượng (trong đó, có 09 đối tượng cách ly tại cơ sở y tế, 15 đối tượng cách ly tập trung và 233 đối tượng được hướng dẫn cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà). Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến rất phức tạp, do đó không loại trừ khả năng dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng chống Covid-19 trên địa bàn (Chi tiết tại Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ