Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 2008/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1909/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 2008/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2022
Ngày có hiệu lực 07/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2008/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 09 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1909/QĐ-TTG NGÀY 12/11/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm triển khai có hiệu quả Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 19/02/2021 của Tỉnh ủy Gia Lai về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2021 - 2025”; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; các chương trình hành động của Chính phủ và của tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị, do đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân và toàn xã hội.

Tổ chức quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố. Các hoạt động triển khai phải đảm bảo hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Chiến lược của Chính phủ; gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn.

Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thế sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh; đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng văn hóa của Nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa, hoạt động văn hóa đối ngoại và coi trọng ngoại giao văn hóa để quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

Xây dựng và phát triển văn hóa tỉnh Gia Lai tiên tiến, đậm đà bản sắc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động và quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa của tỉnh. Tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Gia Lai phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; tạo cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh.

Góp phần xây dựng Gia Lai trở thành là trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng Tây Nguyên; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp gồm:

+ Cấp tỉnh: Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật;

+ Cấp huyện: Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; thôn, làng, tổ dân phố có Nhà Văn hóa - Khu thể thao đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của Nhân dân trên địa bàn.

- Bảo đảm khoảng 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Kế thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh.

- Phấn đấu ít nhất 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa; nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương.

- Phấn đấu 100% di tích quốc gia đặc biệt, khoảng 80% di tích quốc gia, khoảng 80% di tích cấp tỉnh được tu bổ, tôn tạo; khoảng 70% di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị.

- Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa - nghệ thuật; thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật.

- Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm của địa phương.

[...]