ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 198/KH-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 06 tháng 10
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CHO VAY VỐN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO VÀ CÁC
ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2022
Căn cứ Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc
làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc
gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số
1630/QĐ-TTg ngày 28/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định Ban hành kế hoạch
triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận
số 06-KL/TW ngày 10/06/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW;
Căn cứ công văn số 3767-CV/TU
ngày 03/08/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai, thực hiện Chỉ thị
số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tín dụng chính sách xã hội và công văn số
1410-CV/TU ngày 02/08/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết
luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư;
Căn cứ Quyết định số
38/2017/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu về việc ban hành
Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu để cho vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-UBND
ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét Tờ trình Liên ngành số
1746/TTrLN-NHCS-LĐTBXH ngày 13/10/2021 và số 1499/TTr-NHCS-LĐTBXH ngày
10/09/2021 giữa Sở Lao động - Thương binh Xã hội và Chi nhánh NHCSXH tỉnh về việc
đề nghị ban hành Kế hoạch bố trí nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo
năm 2022.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch cho vay giải quyết việc làm, cho vay vốn hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022 như
sau:
I. Mục đích,
yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch:
Xuất phát từ tình hình thực tế,
trong thời gian qua tại địa phương do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời
gian giãn cách xã hội kéo dài, các hoạt động sản xuất,
kinh doanh tạm dừng hoạt động, vì vậy nhiều người lao động không có việc làm, hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng gặp phải những khó khăn, giảm thu
nhập nên cần trợ giúp vốn vay ưu đãi để khôi phục ổn định sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm, duy trì ổn định việc làm, nâng cao thu nhập là rất cần thiết.
Nhằm kịp thời hỗ trợ vốn tín dụng
ưu đãi để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm người
lao động thông qua vay vốn tạo việc làm; giải quyết cho vay mới cho hộ nghèo, cận
nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 và giữ vững ổn định bổ sung nguồn
cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo đang vay vốn tại NHCSXH năm 2022; giải quyết
cho vay cho học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập;
giúp xây dựng, cải tạo hơn công trình nước sạch-vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường
ở nông thôn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo, người thu nhập thấp được vay vốn
mua, thuê mua nhà ở xã hội, sửa chữa xây dựng mới nhà ở xã hội.
Phát huy kết quả đạt được trong
hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng
chính sách xã hội những năm qua trên địa bàn tỉnh.
II. Đánh giá
kết quả thực hiện năm 2021
1. Kết quả hoạt động tín dụng:
Tổng nguồn vốn cho vay đến nay
đạt 3.215.154 triệu đồng, tăng 464.800 triệu đồng so với đầu năm, trong đó nguồn
vốn Trung ương (NHCSXH VN giao) đạt 1.966.494 triệu đồng (chiếm 61,2%/ tổng nguồn
vốn), tăng 240.698 triệu đồng so với đầu năm; Nguồn vốn địa phương ngân sách tỉnh
lũy kế đến nay đạt 1.201.783 triệu đồng (chiếm 37,4%/ tổng nguồn vốn), tăng
209.702 triệu đồng so với đầu năm. Nguồn vốn địa phương ngân sách của các huyện,
thị xã, thành phố lũy kế đạt được 46.877 triệu đồng (chiếm 1,45%/tổng nguồn vốn),
tăng 14.400 triệu đồng so với đầu năm.
Tổng doanh số cho vay các
chương trình tín dụng năm 2021 ước đạt 990.500 triệu đồng với 21.070 hộ và người
lao động được vay vốn. Các nguồn vốn cho vay đã kịp thời phát huy hiệu quả, đáp
ứng ứng mục tiêu thiết thực của người nghèo và các đối tượng chính sách khác,
các khoản cho vay đến hạn thu hồi được khách hàng trả nợ đúng hạn, đảm bảo
thông suốt luân chuyển kịp thời, không bị ách tắt tồn đọng nguồn vốn. Tổng
doanh số thu nợ các chương trình trong năm ước đạt 527.800 triệu đồng, các nguồn
vốn thu hồi chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn phối hợp với chính quyền địa phương, các
tổ chức Hội đoàn thể tái đầu tư cho vay kịp thời nhằm giúp duy trì ổn định sản
xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, ổn định thu nhập.
Dự kiến tổng dư nợ cho vay các
chương trình từ nguồn vốn Trung ương và của địa phương ước thực hiện đến ngày
31/12/2021 đạt 3.214.000 triệu đồng với 74.760 hộ và người lao động
vay vốn, dư nợ cho vay tăng 466.895 triệu đồng so với đầu năm, hoàn thành
99,96% chỉ tiêu nguồn vốn tín dụng của Trung ương và của UBND tỉnh giao.
Hoạt động tín dụng chính sách
cho vay trong những năm qua có sự phối hợp đồng bộ kịp thời của các ngành, các
cấp và các cấp Hội đoàn thể đã tăng cường tham gia kiểm tra giám sát từ đó chất
lượng tín dụng chính sách có đảm bảo, nguồn vốn cho vay phát huy được hiệu quả,
bảo tồn phát triển được nguồn vốn. Nợ quá hạn và nợ khoanh luôn duy trì tỷ lệ
thấp, dự kiến đến cuối năm 2021 là 6.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,21%/tổng dư
nợ cho vay, trong đó nợ quá hạn cho vay là 1.099 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn
chiếm 0,03%.
2. Hiệu quả mang lại từ nguồn
vốn tín dụng chính sách.
Trong năm 2021, từ nguồn vốn
tín dụng chính sách đã giúp cho 700 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt;
Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần duy trì ổn định việc làm
cho hơn 47.000 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 15.000 lao động; giúp
cho 5.290 hộ vay vốn để đầu tư, cải tạo, xây dựng 10.580 công trình nước sạch
và hố xí hợp vệ sinh môi trường; Giúp cho 1.500 lượt hộ gia đình vay vốn để
trang trải chi phí học tập cho HSSV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp, Đào tạo nghề,… giúp cho 1.174 lượt hộ gia đình được vay vốn đầu tư sản
xuất, kinh doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn; Chương trình cho vay nhà ở xã
hội đã giúp cho 60 lượt hộ vay mua nhà ở xã hội, xây dựng mới, sửa chữa nhà để ở.
Giúp cho 11 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản
xuất.
- Chi nhánh NHCSXH đã tập trung
vốn đầu tư cho vay vào 45 xã đăng ký nông thôn mới với tổng dư nợ đạt 1.993.000
triệu đồng với 45.295 hộ vay vốn, chiếm 62%/tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh và dư
nợ cho vay tại 38 xã được công nhận nông thôn mới là 1.654.000 triệu đồng/
37.590 hộ vay vốn.
- Nguồn vốn tín dụng với lãi suất
ưu đãi đã đi vào vùng sâu, vùng xa, đến với người dân kịp thời để sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội,
góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, hạn chế tín dụng đen, chống
tái nghèo, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm,
ổn định và phát triển nông thôn mới, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn được NHCSXH Việt Nam và UBND tỉnh giao, được nhân dân đồng tình và tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
3. Khó khăn trong hoạt động
vay vốn:
Trong thời gian qua do tình
hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn, nhiều lao động mất việc làm, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ khó
khăn càng thêm khó khăn, nhưng nguồn vốn cho vay có hạn.
Người lao động có nhu cầu vay vốn
nhiều nhưng nguồn vốn của Trung ương và của địa phương có hạn, nên suất đầu tư
còn thấp, bình quân dư nợ cho vay giải quyết việc làm đến nay khoảng 39 triệu đồng/lao
động.
Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc
gia về việc làm nguồn Trung ương giao những năm qua không được bổ sung để tăng
trưởng, mà chủ yếu là nguồn vốn do NHCSXH huy động được NHCSXH Việt Nam giao chỉ
tiêu hàng năm để thực hiện cho vay.
Hàng năm nguồn vốn ngân sách
huyện, thị xã, thành phố đã bổ sung để cho vay, tuy nhiên nguồn vốn còn hạn chế
so với nhu cầu thực tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid-19 lao động thất nghiệp tăng cao.
III. Kế hoạch
bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm và cho vay các đối tượng
chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022.
Nhằm kịp thời hỗ trợ vốn tín dụng
ưu đãi để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm cho trên
8.800 người lao động thông qua vay vốn tạo việc làm; giải quyết cho vay mới
trên 1.650 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 và giữ vững
ổn định bổ sung nguồn cho vay khoản 860 hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo đang vay vốn
tại NHCSXH năm 2022; giải quyết cho vay hơn 400 em hoc sinh-sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn trang trải chi phí học tập; giúp xây dựng, cải tạo hơn 5.000 công
trình nước sạch-vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ, tạo điều
kiện cho hơn 66 hộ nghèo, người thu nhập thấp được vay vốn mua, thuê mua nhà ở
xã hội, sửa chữa xây dựng mới nhà ở xã hội; giúp cho trên 1.000 lượt người lao
động được vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất khắc phục ảnh
hưởng dịch Covid-19 và tập trung vốn cho vay các xã đăng ký nông thôn mới nâng
cao đạt các tiêu chí theo quy định
Từ những kết quả đạt được và những
khó khăn trong hoạt động cho vay vốn thời gian qua; trên cơ sở số liệu khảo sát
nhu cầu vốn cho vay tại các địa phương cần bổ sung để cho vay năm 2022 tổng cộng
là 534.700 triệu đồng, trong đó nhu cầu vốn Trung ương bổ sung cho vay 304.700
triệu đồng; nhu cầu nguồn vốn ngân sách tỉnh bổ sung cho vay là 230.000 triệu đồng
và nhu cầu vốn ngân sách huyện, thị xã, thành phố bổ sung cho vay tổng cộng
18.000 triệu đồng.
Thông qua số liệu khảo sát kết
hợp với tình hình thực tế tại địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
đã phối hợp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh rà soát xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn cho
vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm và
các đối tượng chính sách khác năm 2022.
Căn cứ Tờ trình liên ngành số
1499/TTr-NHCS-LĐTBXH ngày 10/09/2021 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và Chi nhánh NHCSXH tỉnh về việc đề nghị bổ sung nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới
thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2022, với tổng nhu cầu vốn cần
bổ sung gồm các nguồn Trung ương, nguồn vốn tỉnh, nguồn vốn huyện, thị xã,
thành phố là 488.000 triệu đồng (đáp ứng 91,26% so với nhu cầu vốn khảo sát).
Để đảm bảo nhu cầu nguồn vốn thực
hiện cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay vốn giải quyết việc
làm và các đối tượng chính sách khác trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh thống
nhất nhu cầu vốn bổ sung năm 2022 để thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn
488.000 triệu đồng, cụ thể như sau:
1. Nhu cầu
bổ sung nguồn vốn Trung ương: 270.000 triệu đồng, trong đó:
a) Chương trình cho vay
giải quyết việc làm:
- Nhu cầu vốn cho vay tạo việc
làm thu hút lao động mới: 2.400 lao động, với mức bình quân cho vay 50 triệu đồng/lao
động, nhu cầu vốn 120.000 triệu đồng.
- Nhu cầu vốn cho vay để duy
trì ổn định việc làm: cho 2.000 lao động (khách hàng vay) có nợ đến hạn thu hồi
năm 2022 là 70.000 triệu đồng và tái đầu tư nâng mức cho vay với mức bình quân
50.000 triệu đồng/lao động, nhu cầu vốn cần bổ sung tăng trưởng thêm 30.000 triệu
đồng [(2.000 x 50.000 triệu đồng) - 70.000 triệu đồng].
Như vậy, tổng nhu cầu vốn bổ
sung để tăng trưởng cho vay giải quyết việc làm năm 2022 là 150.000 triệu
đồng.
b) Chương trình cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, thoát nghèo:
- Nhu cầu vốn bổ sung cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo mới phát sinh: 825 hộ, mức bình quân cho
vay 50 triệu đồng/ hộ, số tiền 41.250 triệu đồng.
- Dự kiến dư nợ cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, thoát nghèo đến hạn năm 2022 là 430 hộ với số vốn thu hồi dự
kiến 12.750 triệu đồng. Để duy trì ổn định thu nhập, đảm bảo thoát nghèo bền vững
cho 430 hộ vay lại với mức đầu tư cho vay mới bình quân 50 triệu đồng/ hộ, số
tiền 21.500 triệu đồng, như vậy nguồn vốn thiếu hụt cần bổ sung cho vay tăng
thêm 8.750 triệu đồng.
- Tổng cộng nhu cầu vốn bổ sung
cho vay các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vốn Trung ương
năm 2022 là 50.000 triệu đồng (41.250 triệu đồng + 8.750 triệu đồng)
c) Nhu cầu bổ sung nguồn
vốn các chương trình khác (HSSV, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhà
ở xã hội, cho vay doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản
xuất do đại dịch Covid-19):
- Nhu cầu cho vay các chương
trình còn lại là 85.000 triệu đồng. Trong đó, chương trình HSSV có hoàn cảnh
khó khăn: 10.000 triệu đồng/400 HSSV nghèo, khó khăn vay vốn; Chương trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 50.000 triệu đồng/2.500 hộ/5.000 công
trình nước sạch và công trình vệ sinh; Chương trình nhà ở xã hội: 20.000 triệu
đồng/66 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thu nhập thấp vay vốn để mua, thuê mua nhà ở
xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở; Chương trình cho vay
doanh nghiệp trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất khắc phục
Covid-19: 5.000 triệu đồng.
- Dự kiến thu hồi nợ đến hạn
các chương trình còn lại nêu trên là 15.000 triệu đồng.
Như vậy, nhu cầu vốn bổ sung
cho vay các chương trình: HSSV có hoàn cảnh khó khăn; nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; nhà ở xã hội; cho vay doanh nghiệp trả lương ngừng việc, trả
lương phục hồi sản xuất khắc phục Covid-19: 85.000 triệu đồng – 15.000 triệu đồng
= 70.000 triệu đồng.
2. Nhu cầu
bổ sung nguồn vốn địa phương (nguồn vốn tỉnh): 200.000 triệu đồng,
trong đó:
a) Chương trình cho vay
giải quyết việc làm (nguồn vốn tỉnh):
- Nhu cầu vốn cho vay tạo việc
làm thu hút lao động mới: 2.400 lao động, với mức bình quân cho vay 50 triệu đồng/lao
động, nhu cầu vốn 120.000 triệu đồng.
- Nhu cầu vốn cho vay để duy
trì ổn định việc làm: cho 2.000 lao động (khách hàng vay) có nợ đến hạn thu hồi
năm 2022 là 70.000 triệu đồng và tái đầu tư nâng mức cho vay với mức bình quân
50.000 đồng/lao động, nhu cầu vốn cần bổ sung tăng trưởng thêm 30.000 triệu đồng
[(2.000 x 50.000 triệu đồng) - 70.000 triệu đồng].
Như vậy, tổng nhu cầu vốn bổ
sung để tăng trưởng cho vay giải quyết việc làm năm 2022 là 150.000 triệu
đồng.
b) Chương trình cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, thoát nghèo (nguồn vốn tỉnh):
- Nhu cầu vốn bổ sung cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo mới: 825 hộ, mức bình quân cho vay 50 triệu
đồng/ hộ, số tiền 41.250 triệu đồng.
- Dự kiến dư nợ cho vay hộ
nghèo, cận nghèo, thoát nghèo đến hạn năm
2022 là 430 hộ với số vốn thu hồi
dự kiến 12.750 triệu đồng. Để duy trì ổn định thu nhập, đảm bảo thoát nghèo bền
vững cho 430 hộ vay lại với mức đầu tư cho vay mới bình quân 50 triệu đồng/ hộ,
số tiền 21.500 triệu đồng, như vậy nguồn vốn thiếu hụt cần bổ sung cho vay tăng
thêm 8.750 triệu đồng.
- Tổng cộng nhu cầu vốn bổ sung
cho vay các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo vốn TW năm 2022 là: 50.000
triệu đồng (41.250 triệu đồng + 8.750 triệu đồng)
c) Các chương trình khác
(nguồn vốn tỉnh):
Các chương trình còn lại (xuất
khẩu lao động; đồng bào Dân tộc thiểu số; hộ nghèo về nhà ở): không có nhu cầu
bổ sung (không tăng) so với năm 2021, chủ yếu thu hồi nợ đến hạn tái cho vay.
3. Nhu cầu
bổ sung nguồn vốn địa phương (các huyện, thị xã, thành phố) 18.000 triệu đồng.
Căn cứ nhu cầu vay vốn ổn định
việc làm, tạo việc làm mới từng huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, sau
khi xin cân đối từ nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn ngân sách tỉnh, nhu cầu vốn
của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh bổ sung tổng cộng 18.000 triệu
đồng để giải quyết cho người lao động tại địa phương vay vốn tạo việc làm.
4. Như vậy,
tổng cộng nhu cầu nguồn vốn Trung ương và của địa phương cần bổ sung để tăng
trưởng cho vay năm 2022 là 488.000 triệu đồng (vốn Trung ương 270.000
triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh 200.000 triệu đồng; vốn ngân sách các huyện, thị
xã, thành phố 18.000 triệu đồng).
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với cơ
quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực
hiện tốt các nội dung kế hoạch này; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng
hợp kết quả thực hiện cho vay.
- Phối hợp với Sở Tài chính và
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn
địa phương ủy thác cho vay thông qua hệ thống Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã
hội tỉnh để đáp ứng nhu cầu vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm, cho vay các đối
tượng hộ nghèo theo chuẩn tỉnh và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh.
2 Sở Tài chính:
Căn cứ vào kế hoạch này, cân đối
bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh bổ sung cho vay năm 2022 là 200.000 triệu
đồng (trong đó: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 50.000 triệu đồng,
cho vay vốn giải quyết việc làm 150.000 triệu đồng), tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh phê duyệt bố trí vốn để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo theo chuẩn nghèo mới của tỉnh và cho vay giải quyết việc làm, duy
trì ổn định việc làm, tạo việc làm mới, khắc phục khó khăn do đại dịch
Covid-19.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố:
Bố trí nguồn vốn ngân sách địa
phương của đơn vị theo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2022, bổ sung 18.000 triệu
đồng (bao gồm: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ mỗi đơn vị bổ
sung 3.000 triệu đồng, các huyện: Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc mỗi đơn vị 2.000 triệu đồng, huyện Côn Đảo 1.000 triệu đồng), góp
phần bổ sung cùng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách của UBND tỉnh để
cho vay giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho người lao động tại địa
phương.
4. Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách Xã hội tỉnh:
- Căn cứ nhu cầu vốn, các chỉ
tiêu tăng trưởng bổ sung nguồn vốn tín dụng cho vay theo Kế hoạch tín dụng tại
văn bản này, tham mưu báo cáo Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đề nghị Ngân
hàng Chính sách Xã hội Việt Nam bố trí nguồn vốn 270.000 triệu đồng (vốn
Trung ương) để thực hiện cho vay theo kế hoạch năm 2022; Đồng thời tiếp tục phối
hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tỉnh để thực hiện thủ
tục tiếp nhận vốn từ ngân sách địa phương theo kế hoạch tín dụng tăng trưởng bổ
sung 200.000 triệu đồng, sau khi Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành. Thực
hiện cho vay theo đúng quy định tại Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày
30/11/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
- Chỉ đạo các Phòng giao dịch
NHCSXH trực thuộc xây dựng Kế hoạch tín dụng bổ sung nguồn vốn địa phương năm
2022, tham mưu cho Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị, Chủ tịch UBND huyện,
thị xã, thành phố trình HĐND phê duyệt bổ sung nguồn vốn địa phương ủy thác cho
vay năm 2022.
Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu
các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo kế hoạch
được phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và chi nhánh NHCSXH tỉnh) để tổng hợp trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- TTr. TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
(b/c);
- Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh
(b/c);
- Sở Tài chính tỉnh;
- Sở Lao động TBXH tỉnh;
- Chi nhánh NHCSXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|