Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 07-KH/TU về thực hiện Kết luận 92-KL/TW về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 197/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 197/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 07-KH/TU NGÀY 18/02/2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 92-KL/TW NGÀY 05/11/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ "TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA XI) VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 18/02/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của BChính trị về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về một số vn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" (gọi tắt là Kế hoạch s 07-KH/TU); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TU trên địa bàn tỉnh, với nhng nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế, người nghèo, hộ thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu: Đẩy mạnh tổ chức truyền thông về hệ thống chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế tiếp cận và được thụ hưởng các chính sách, chương trình an sinh xã hội phù hợp trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:

- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020; tiếp tục thực hiện và đến hết năm 2023 hoàn thành Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh phát sinh sau ngày 31/5/2017 (giai đoạn 3); tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng về việc làm, dạy nghề đối với người có công và thân nhân người có công; bảo đảm trên 99% người có công và gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

- Trong năm 2021, giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công.

- Đầu tư, nâng cấp giai đoạn 2 cho cơ sở 2 Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng trong tỉnh; tổ chức điều dưỡng luân phiên và thường xuyên cho người có công theo quy định.

- Hàng năm, đầu tư xây dựng, kịp thời sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp hệ thng nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ đảm bảo n định, lâu dài nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Năm 2023, hoàn thành việc điều chỉnh đối với mộ liệt sĩ không có thông tin thành “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” theo quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hiện chưa được quy tập.

- Hàng năm, thực hiện đy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công với cách mạng; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đn ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ và người có công”; huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công.

2. Về chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2021-2025; huy động, lồng ghép các nguồn lực hợp pháp cho công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0% - 2,2%; duy trì và triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung và chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh.

- Thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Người cao tui, Luật Người khuyết tật, Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội và các chính sách trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2020 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, thay thế Nghị định số 136/2013/NĐ-CP), bảo đảm 100% các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách phúc lợi xã hội liên quan theo quy định hiện hành; thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất, bảo đảm 100% người dân trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời.

- Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, linh hoạt cả về chất lượng và số lượng theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người dân tộc thiu s. Phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng theo hướng xây dựng Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi chất lượng cao, Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện chức năng tự nguyện. Phát triển đội ngũ làm công tác xã hội đủ về slượng, đạt yêu cầu về chất lượng, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tổng kết, nhân rộng các mô hình chăm sóc, trợ giúp xã hội ngoài công lập.

- Hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mã san sinh xã hội cho người dân Huế; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tin mặt trong chi trả các chế độ, chính sách an sinh xã hội theo nhiều phương thức hiện đại, tiện lợi, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất số hóa cơ sở dữ liệu; có cơ chế quản lý, cập nhật, khai thác, chia sẻ dữ liệu và thông tin về chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Về chính sách việc làm, dạy nghề:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm; phát triển thị trường lao động, doanh nghiệp, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng nhằm tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; Đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua việc triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đng. Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khi đến đầu tư về lao động trên địa bàn tỉnh, khi cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư đề nghị làm việc với ngành lao động để xác định vị trí việc làm và số lượng lao động phù hợp.

- Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% - 75%; trung bình hằng năm giải quyết việc làm mới trên 16.600 lao động.

- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

- Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành, các nhóm đối tượng đặc thù. Khuyến khích thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quan tâm đến công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm góp phần tạo thu nhập cho người lao động;

4. Về bảo hiểm xã hội:

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, phù hợp, đa dạng, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân; nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực nông nghiệp, lao động phi chính thức; làm thay đi nhận thức và thói quen của người dân tham gia bảo hiểm xã hội.

[...]