Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2017 về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 197/KH-UBND
Ngày ban hành 03/10/2017
Ngày có hiệu lực 03/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 197/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 03 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với một số nội dung cụ th sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng, hình thành và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nht là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành li sng lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

+ Phấn đấu 100% học viên, sinh viên, học sinh trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sử dụng sách và tra cứu thông tin trong các thư viện. 80% học sinh các cấp trung học phổ thông và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;

+ Phấn đấu 20% - 25% người dân ở Thị xã Hương Trà, Thị xã Hương Thủy, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, 15% - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở hai huyện Nam Đông và A Lưới được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

+ Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;

+ Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên, người nghiên cứu sử dụng hoạt động của thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:

+ Phấn đu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 15 bn/người đối với học sinh, sinh viên, người nghiên cứu trong hệ thống giáo dục, nghiên cứu Thừa Thiên Huế. Đạt 01 bn sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 4,7 cuốn sách/năm;

+ Phấn đu slượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 40.000.000 lượt/năm;

+ Phn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đ vn tài liệu chun sâu.

b) Định hướng đến năm 2030:

Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sng, học tập, công tác. Các chi tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và cng c. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có kh năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phm in và điện t).

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc phát triển văn hóa đọc:

Huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông trong tnh với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp nhm tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội về tm quan trọng của việc phát trin văn hóa đọc.

2. Tổ chức triển khai xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc:

Huy động sự tham gia của các cơ quan, đoàn th, các tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc cho các đối tượng khác nhau. Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

3. Tổ chức mô hình thư viện điểm và nhân rộng mô hình:

Thí điểm và hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đng và nguồn học liệu mcho trường học; đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức được nhanh chóng, thuận tiện. Nhân rộng mô hình các thư viện làng văn hóa phục vụ cộng đồng

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế:

[...]