Kế hoạch 4297/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 4297/KH-UBND
Ngày ban hành 23/05/2017
Ngày có hiệu lực 23/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Đắc Tài
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4297/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 23 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

1. Thực trạng

- Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Khánh Hòa gồm Thư viện tỉnh, 9 thư viện cấp huyện, 2 thư viện cấp xã và trên 30 phòng đọc sách cơ sở. Hàng năm cấp khoảng 6000 thẻ bạn đọc, phục vụ gần 300.000 lượt bạn đc với trên 600.000 lượt sách báo.

- Các trường tiểu học, trung học đều có thư viện, phòng đọc sách.

- Thư viện các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh từng bước được hiện đại hóa.

Hàng năm hệ thống thư viện công cộng được cấp kinh phí từ ngân sách và Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để bổ sung vốn sách phục vụ bạn đọc tại chvà thực hiện việc luân chuyển sách xuống cơ sở.

Văn hóa đọc đã được hình thành, nhu cầu đọc của người dân rất lớn và đa dạng. Người dân lựa chọn sách báo phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu công tác chuyên môn, lao động, sản xuất và giải trí.

2. Hn chế

- Đối tượng đọc: Đọc là một hình thức tự học, đọc để tiếp nhận thông tin để tiếp thu tri thức, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống nhưng chưa thực sự phổ cập trong xã hội mà tập trung một số đi tượng là các nhà nghiên cứu, cán bộ nghỉ hưu, học sinh, sinh viên. Tại thư viện tỉnh, số sinh viên học sinh chiếm 60-70% lượng độc giả hàng năm.

- Thói quen đọc: thư viện tỉnh cấp 3.000 - 4.000 thẻ bạn đọc/năm, mỗi thư viện huyện khoảng 350 thẻ bạn đọc/năm, thư viện xã/phòng đọc sách khong 100 thẻ bạn đọc/năm. Như vậy, bình quân có khoảng 5% dân số của tỉnh đến sử dụng thư viện công cộng cho việc đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu.

- Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh thiếu niên) đọc loại sách nội dung đơn giản, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt là sách dày, nhiều tập, sách chữ... Xu hướng văn hóa nghe - nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Thời gian dành cho lướt web, chơi game, xem truyền hình tương đối cao.

- Môi trường đọc chưa đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay đổi của cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mạng lưới thư viện cấp xã, bưu điện văn hóa xã, tủ sách công cộng đã phát triển nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, vốn sách báo ít, không có kinh phí bổ sung sách báo, không có cán bchuyên trách, cơ sở vật chất xuống cấp, lạc hậu... Hệ thống thư viện trường hc chưa được quan tâm đúng mức, vốn sách báo nghèo nàn không đủ đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Mô hình luân chuyển sách xuống cơ sở của thư viện tỉnh, thư viện huyện chỉ đáp ứng được phn nhỏ nhu cầu đọc của người dân.

- Gia đình, nhà trường, thư viện chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp đọc sách, khai thác thông tin, đặc biệt là khả năng sử dụng thư viện cho việc học tập, nghiên cứu cũng như định hướng đọc cho trẻ em.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước để tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển còn hạn chế; nhận thc của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức; đầu tư cho hoạt động thư viện còn thấp so với yêu cầu phát triển.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước.

- Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.

- Định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống, giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.

- Khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa đọc, một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát trin văn hóa, giáo dục của đất nước.

- Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.

- Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

III. MỤC TIÊU

[...]