Kế hoạch 1959/KH-SGDĐT thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 1959/KH-SGDĐT |
Ngày ban hành | 13/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 13/06/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Hoài Nam |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1959/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2022
Căn cứ Kế hoạch số 1306/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố năm 2022;
Sở Giáo dục và Đào tạo lập Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững chiều Giáo dục và Đào tạo năm 2022 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Kéo giảm 02 chỉ số thiếu hụt chiều Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ số thiếu hụt về trình độ giáo dục - đào tạo của người lớn trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.
- Chỉ số thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi.
b) Đảm bảo 100% học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện miễn, giảm học phí đúng quy định.
c) Hỗ trợ học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững, chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép các chỉ tiêu thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố với kế hoạch, chỉ tiêu của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể địa phương.
- Trên cơ sở số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố đầu năm 2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm kéo giảm 02 chỉ số thiếu hụt chiều Giáo dục và Đào tạo, góp phần thoát nghèo bền vững, đạt các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt nâng cao nhận thức trong toàn ngành về nhiệm vụ giảm nghèo chiều giáo dục và đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới trường lớp.
- Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp theo nguyên tắc đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, đặc biệt là con em gia đình hộ chính sách, gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát chuẩn hộ nghèo.
- Tập trung thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học; khuyến khích học sinh thi tuyển vào lớp 10 chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi trúng tuyển và giảm việc bỏ học để mưu sinh.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện nắm vững các đối tượng mù chữ, học sinh nghèo bỏ học và học sinh không vào lớp 10 để có các biện pháp vận động ra học tập tại các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở giáo dục; xây dựng và thực hiện kế hoạch phân luồng học sinh học trung sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Hướng dẫn thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo, đảm bảo con em hộ cận nghèo đang đi học được hưởng đầy đủ các chính sách về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập...
- Tăng cường vận động xã hội hóa, các nguồn lực từ các nhà hảo tâm; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các mạnh thường quân tạo nguồn quỹ học bổng, hỗ trợ cho học sinh diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có điều kiện đến trường; đảm bảo con em hộ nghèo và cận nghèo trong độ tuổi đi học phải được đến lớp.
- Chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng phường, xã, thị trấn làm tốt công tác điều tra nhu cầu học tập của người dân; chủ động phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động quận, huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người dân, góp phần kéo giảm các chỉ số thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với học sinh trong hộ nghèo, hộ cận nghèo, kéo giảm các chỉ số chiều giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên tinh thần công khai, dân chủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở có liên quan:
- Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo; Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải pháp đảm bảo nâng cao dân trí cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang bị thiếu hụt; không để học sinh, sinh viên hộ nghèo, hộ cận nghèo phải bỏ học vì mưu sinh.
- Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng lộ trình kéo giảm chỉ số thiếu hụt về trình độ giáo dục - đào tạo của người lớn trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi và chỉ số thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi.