Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2021
Ngày có hiệu lực 24/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Quang Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa (viết tắt là Chỉ thị số 33), UBND thành phố ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN

Theo Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn mà các quốc gia đang phải đối mặt. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại nhng hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 Quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường liên hp quốc của Chương trình Môi trường liên hp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề chống chất thải nhựa trên bin. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc.

Ở thành phố Đà Nng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, lượng chất thải rắn phát sinh gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê, tính từ năm 2016 đến năm 2019, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố tăng khoảng 15 - 16%1. Năm 2019, CTRSH thành phố phát sinh trung bình khoảng 1.177 tn/ngày. Năm 2020, CTRSH giảm khoảng 8% so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh Covid-19, lượng CTRSH trung bình vào khoảng 1.087 tấn/ngày. Theo dự báo ở điều kiện phát triển bình thường, đến năm 2030, thành phố sẽ phát sinh 1.794 tấn CTRSH/ngày và đến năm 2045 khoảng 2.450 tấn/ngày. Trong 5 năm qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt được ở mức 95%.

Về thành phần CTRSH của thành phố, qua các kết quả nghiên cứu tổng hợp, tỷ lệ chất thải nhựa trong CTRSH thành phố chiếm khoảng 12,7% -18,3%2. Lượng chất thải nhựa từ các hoạt động của thành phố phát thải vào khoảng 140 - 200 tấn/ngày. Trong đó, tỷ lệ phân loại, thu gom chất thải nhựa tại nguồn và thu gom phi chính thức đạt ở mức 90 - 95% (chủ yếu là nhựa có kích thước lớn và giá trị kinh tế cao; còn các loại nhựa mảnh nhỏ, có giá trị kinh tế thấp như bao bì, túi ni-lông...vẫn chưa được phân loại và thu gom). Khối lượng chất thải nhựa chưa được kiểm soát ở mức trên 6 tấn/ngày, trong đó thành phần nhựa thải theo các loại ước tính như sau: (1) túi nilông - khoảng 5,48 tấn (91,25%), (2) nhựa PET - 0,03 tấn (0,55%), (3) nhựa PVC - 0,29 tấn (4,89%) và nhựa đa thành phần - 0,2 tấn (3,31%). Dự báo đến năm 2030, tổng khối lượng rác thải nhựa (PET, PVC, ni lông, nhựa đa thành phần) là 228 tấn/ngày trên tổng khối lượng CTRSH phát sinh là 1.794 tấn/ngày3. Theo đó, nếu thành phố không có những biện pháp, giải pháp quyết liệt trong giảm thiểu sử dụng và tổ chức kiểm soát chặt chẽ từ các nguồn sử dụng và phát thải, tỷ lệ, thành phần rác thải nhựa cũng sẽ gia tăng, gây ảnh hưởng đến môi trường của thành phố nói riêng và góp phần gia tăng vấn đề rác thải nhựa đại dương nói chung.

Ngày 19/12/2018, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 204/NQ-HĐND về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố; UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2020 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2025 (bao gồm phân loại thành phần rác thải nhựa). Trong thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc đẩy những sáng kiến và mô hình quản lí rác thải, chun bị đầu tư hạ tầng thu gom và tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các dự án để giảm thiểu lượng rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng rò rỉ ra môi trường. Rác thải nhựa từ CTRSH sau phân loại của thành phố đã được thu gom, tái chế với tỷ lệ ngày một tăng lên.

Trước những áp lực rác thải nhựa lên môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương, cũng như cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn thành phố (Quyết định số 1746/QD-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Chỉ thị số 33/CT-TTg về về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiu chất thải nhựa ngày 20 tháng 8 năm 2020), UBND thành phố Đà Nng triển khai kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; góp phần hoàn thiện hệ thng quản lý chất thải rn của thành phố, đáp ứng với Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rn, mục tiêu xây dựng Đà Nng - thành phố môi trường và nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường công tác quản lý và ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển trong phạm vi thành phố Đà Nng; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, du khách và cộng đồng dân cư thành phố trong việc quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa; phấn đu đạt được mục tiêu không sử dụng vật dụng, đnhựa dùng một ln theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu trung hạn (2021 - 2025):

- 100% các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố không sử dụng vật dng/đồ nhựa sử dụng một lần (chai nước, ống hút nhựa, băng rôn, backdrop,...) trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện.

- Phấn đu 90% hộ dân, trường học, doanh nghiệp, công sở và các đơn vị khác trên địa bàn thành phố thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn (bao gồm chất thải nhựa).

- Vận động ít nhất 80% ngư dân khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố cam kết không thải bỏ ngư lưới cụ, rác thải nhựa xuống biển.

- Vận động trên 90% hộ dân sinh sống dọc các con sông không đổ rác thải nhựa trực tiếp xuống dòng sông.

- Có ít nhất 70% điểm phục vụ ăn uống tại cơ sở lưu trú du lịch cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Có ít nhất 20% các cơ sở kinh doanh nước uống và thực phẩm cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Xây dựng và nhân rộng được ít nhất hai mô hình hiệu quả: Mô hình chợ giảm thiểu sử dụng túi ni lông; Mô hình trường học giảm thiểu rác thải nhựa.

b) Mục tiêu dài hạn (2026 - 2030):

- Vận động trên 95% ngư dân khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố cam kết không thải bỏ ngư cụ, rác thải nhựa xung bin.

- Ít nhất 80% điểm phục vụ ăn uống tại cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch cam kết không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần..

- Trên 90% hộ dân, trường học, doanh nghiệp, công sở và các đơn vị khác trên địa bàn thành phố thực hiện phân loại rác thải tại nguồn (bao gồm chất thải nhựa).

- Các hoạt động và mô hình thí điểm thành công trong giai đoạn 2021 - 2025 được cụ thể hóa bằng văn bản, chính sách của thành phố và nhân rộng ra toàn thành phố (ví dụ: mô hình “Chợ giảm sử dụng túi nilon” hoặc mô hình “Trường học giảm thiểu rác thải nhựa”, “Cơ sở sản xuất thực hiện tốt giảm thiểu sử dụng vật dụng, đồ nhựa dùng một lần và phân loại rác thải tại nguồn”, mô hình “Sự kiện không rác thải nhựa” ...).

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

Kế hoạch gồm 04 nhóm nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ cụ thể:

[...]