Kế hoạch 19/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 19/KH-UBND
Ngày ban hành 22/01/2021
Ngày có hiệu lực 22/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2021

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025.

Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch động vật trên cạn; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch động vật thủy sản; Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 03/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về Quản lý thuốc thú y; Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 25/6/2013 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021, như sau:

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH NĂM 2020

1. Công tác phòng, chống dịch và tình hình dịch bệnh

Năm 2020, công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và ngành chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ ổn định, phát triển sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

Trong năm không để xảy ra các ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm; Tai xanh, Dịch tả, Tụ huyết trùng ở lợn; Tụ huyết trùng trâu, bò;... Các loại dịch bệnh LMLM gia súc, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu bò; bệnh Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm xảy ra nhưng đã được tập trung chỉ đạo và chủ động thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch có hiệu quả góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Công tác giám sát dịch bệnh định kỳ theo hướng chủ động trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản; giám sát, đánh giá kết quả tiêm phòng; giám sát cảnh báo trước vụ nuôi tôm Xuân Hè và sau các đợt thiên tai, lũ lụt được chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chủ động bố trí kinh phí mua các loại vắc xin hỗ trợ tiêm phòng định kỳ và vắc xin, hóa chất thực hiện công tác bao vây, phòng chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản; ngay sau các đợt mưa lớn, bão lũ, UBND tỉnh ban hành các văn bản trình xin Trung ương hỗ trợ hóa chất để thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần khôi phục sản xuất.

Công tác quản lý buôn bán, vận chuyển, giết mổ tiếp tục được quan tâm, toàn tỉnh hiện có 39 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỷ lệ gia súc giết mổ tại các cơ sở giết mổ đạt bình quân 70%.

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động buôn bán con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tiếp tục được quan tâm, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực vật tư nông nghiệp.

2. Một số khó khăn, tồn tại

- Hiện nay chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, nuôi trồng thủy sản quảng canh vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nên công tác quản lý chăn nuôi, nuôi trồng và áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh đang gặp nhiều khó khăn.

- Với địa bàn phức tạp, điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mưa lũ, ngập lụt diện rộng; một số loại dịch bệnh mới xuất hiện và sự biến chủng của mầm bệnh đã ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ ở một số địa phương chưa được quan tâm thường xuyên, hiệu quả thấp.

- Công tác giám sát, báo cáo, xử lý ổ dịch bệnh còn thiếu kịp thời tại một số địa phương làm giảm hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, người buôn bán, vận chuyển, giết mổ còn hạn chế; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, không chấp hành đầy đủ các quy định trong chăn nuôi, nuôi trồng và kinh doanh, giết mổ.

- Đội ngũ cán bộ thú y tại cấp huyện, xã còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống dịch bệnh; nhiều xã hiện không còn cán bộ thú y, cán bộ được phân công theo dõi công tác thú y thủy tại nhiều xã thường xuyên có sự thay đổi nên khó khăn trong việc giám sát, tham mưu công tác phòng, chống dịch bệnh.

II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2021

1. Mục đích:

- Tổ chức thực hiện các quy định Luật Thú y, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phát hiện sớm, bao vây, khống chế dập tắt kịp thời và hiệu quả các ổ dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh; góp phần phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ổn định, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ