Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 188/KH-UBND
Ngày ban hành 06/10/2016
Ngày có hiệu lực 06/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/KH-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 02-CTr/TU NGÀY 26/4/2016 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020”

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 190/TTr-SNN ngày 12/9/2016 và Ttrình số 202/TTr-SNN ngày 26/9/2016; liên Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 207/TTr-LS ngày 29/9/2016; Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Văn bản số 133/VPĐPNTM ngày 30/9/2016 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy;

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa toàn bộ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” bằng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể hàng năm của UBND Thành phố; phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, các ngành, các cấp và nhân dân Thành phố, tạo mọi nguồn lực thực hiện thành công Chương trình.

2. Yêu cầu

Kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội, kế hoạch 5 năm, hàng năm của các ngành, của Thành phố, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”.

Căn cứ Kế hoạch của UBND Thành phố, các cấp, các ngành chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu đến năm 2020

Phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5-4%, giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng/ha. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 347 xã trở lên; có 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,1%; tỷ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 62,0%; tỷ lệ chất thải được thu gom và xử lý đúng quy định đạt 100%; thu nhập bình quân dân cư nông thôn đạt 49 triệu/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70-75%; tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam khu vực nông thôn 100%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,4%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tiêu chuẩn đô thị đạt 100%.

2. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

2.1. Về phát triển nông nghiệp

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm;

Triển khai đồng bộ Kế hoạch tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Thủ đô giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 7111/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND Thành phố; tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, trọng tâm là sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản (cam canh, bưởi diễn, nhãn chín muộn, chuối nuôi cấy mô); chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất giống, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi thâm canh thủy sản.

- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương và Thành phố đối với sản xuất nông nghiệp;

Nghiên cứu và đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp của Chương trình đã đề ra; thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ kết đánh giá, kịp thời đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố điều chỉnh, bổ sung những chính sách không còn phù hợp.

- Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp;

Tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp cho cán bộ kỹ thuật và quản lý từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp;

Tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; kiểm tra, kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Phấn đấu năm 2016, cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân sau dồn điền đi thửa. Ngăn ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả các vi phạm về đê điều, công trình thủy lợi phục vụ phòng chống thiên tai.

- Rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp;

Quan tâm phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tổ chức đánh giá, phân loại hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý, điều hành của cán bộ các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động đhợp tác xã nông nghiệp thực sự là một tổ chức kinh tế có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở cơ sở. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các hợp tác xã chuyên ngành theo quy định hiện hành.

- Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp;

[...]