Kế hoạch 1872/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

Số hiệu 1872/KH-UBND
Ngày ban hành 06/11/2018
Ngày có hiệu lực 06/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Lê Minh Ngân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1872/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 06 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030

Động đất rất khó dự báo trước, từ lúc xuất hiện các dấu hiệu xảy ra động đất đến khi xảy ra động đất chỉ trong thời gian rất ngắn, rất khó để dự báo chính xác thời điểm và vị trí xảy ra động đất. Khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất xảy ra động đất trong lịch sử.

Đối với sóng thần gây ra do động đất ở trên các vùng biển tạo ra những đợt sóng có độ cao rất lớn, thời gian lan truyền của sóng thần từ khu vực xảy ra động đất tới vùng bờ là thời gian tối đa để vận hành hệ thống cảnh báo và di tản người dân đến nơi an toàn.

Việc xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các Sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống là yêu cầu cấp thiết trong công tác điều hành, chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/01/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 như sau:

Phần 1

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có động đất, sóng thần xảy ra.

2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động riêng theo nhiệm vụ được phân công.

3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

4. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần xảy ra.

II. YÊU CẦU

1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.

2. Phát huy mọi nguồn lực, theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra, người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Tất cả các lực lượng phương tiện tham gia Cứu hộ, cứu nạn đều phải tuân thủ sự chỉ huy thống nhất của chỉ huy hiện trường.

5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.

6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp và nhân dân trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Phần 2

GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN

I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

- Cơ quan, đơn vị quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Chính phủ; Quyết định số 2195/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, hội nghị tuyên truyền về động đất, sóng thần, kỹ năng tổ chức ứng phó, triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thiên tai động đất, sóng thần.

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử.

- Tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, tờ bướm.

Các huyện, thành phố, thị xã (cấp huyện): UBND huyện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ