Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 30/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2018
Ngày có hiệu lực 08/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Lê Minh Ngân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Căn cứ Nghị định số 30/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 và tình hình thực tế về hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung đã được xác định trong Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn (Viết tắt là Nghị định số 30/2017/NĐ-CP); phân công, phân nhiệm cho các Sở, ngành, đơn vị, địa phương nhằm thực hiện kịp thời và có hiệu quả hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Yêu cầu

a. Bám sát các nội dung và phù hợp với sự phát triển của thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện Nghị định số 30/2017/NĐ-CP.

b. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

II. NỘI DUNG

1. Triển khai hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, những văn bản quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, đơn vị kiêm nhiệm từ tỉnh đến cơ sở.

3. Xây dựng Kế hoạch cấp tỉnh; điều chỉnh Kế hoạch các sở, ngành, địa phương ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các nhiệm vụ ứng phó đã được xác định theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ trong các tình huống cơ bản.

4. Triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị chuyên dụng bảo đảm hoạt động cho các đơn vị kiêm nhiệm; mua sắm trang thiết bị thiết yếu, thông dụng đưa vào dự trữ tại các khu vực, nhất là các vùng trọng điểm, các khu vực có nguy cơ sự cố thiên tai thảm họa, bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

A. XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN

1. Quy định thời gian huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong chương trình đào tạo của từng năm học đối với sinh viên, học viên đào tạo trong các nhà trường.

- Cơ quan chủ trì: Các trường trực thuộc UBND tỉnh, các Sở chủ quản của các trường có học viên, sinh viên theo học.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2018.

- Cấp ký, phê duyệt: Hiệu trưởng các trường trực thuộc UBND tỉnh, Giám đốc các Sở chủ quản của các trường có học viên, sinh viên theo học.

2. Sửa đổi, bổ sung quy chế trực tại cơ quan ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp

a) Tại Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, thành phố, thị xã

- Cơ quan chủ trì:

+ Đối với cấp tỉnh: Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

+ Đối với cấp huyện: Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, thành phố, thị xã.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

[...]