Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 149/NĐ-CP; Chương trình hành động 38-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 182/KH-UBND
Ngày ban hành 14/12/2023
Ngày có hiệu lực 14/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 182/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 14 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 149/NQ-CP NGÀY 21/9/2023 CỦA CHÍNH PHỦ; CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 38-CTR/TU NGÀY 24/7/2023 CỦA TỈNH ỦY HƯNG YÊN VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 23-CT/TW NGÀY 25/5/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Nghị quyết số 149/NĐ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ; Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Hưng Yên về thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 23-CT/TW), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 23-CT/TW nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.

b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.

2. Yêu cầu

a) Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

b) Phải xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông.

c) Triển khai thực hiện có hiệu quả các thể chế, chính sách, pháp luật về đảm bảo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1.1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

a) Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hóa chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hàng năm và dài hạn của các sở, ban, ngành, địa phương.

b) Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông. Kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra xử lý nghiêm, đồng thời xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

c) Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.

d) Thay đổi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp các ngành trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông. Xác định bảo đảm trật tự an toàn giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

1.2. Phân công trách nhiệm

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục giảm tai nạn giao thông và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công nhân viên.

b) Ban An toàn giao thông tỉnh

- Kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ của các sở, ngành, cơ quan đoàn thể có thành viên tham gia Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố trong các hội nghị sơ kết, tổng kết về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo để chỉ đạo và tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, địa phương đánh giá, biểu dương, nhân rộng các mô hình tự quản về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt; kiểm điểm, phê bình các địa phương để gia tăng tai nạn giao thông.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông

2.1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

a) Tập trung rà soát, kiến nghị hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các sở, ban, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông.

[...]