Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng

Số hiệu 173/KH-UBND
Ngày ban hành 01/07/2020
Ngày có hiệu lực 01/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 01 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân svà Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; thực hiện Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng; Thông tri 05-TT/TU ngày 12/5/2016 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”; Kế hoạch số 1035/KH-UBND ngày 06/7/2016 thực hiện Thông tri 05-TT/TU ngày 12/5/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thực hiện Kết luận số 119-KL/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”... Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trong toàn thành phố. Nhận thức và hành động của đại bộ phận người dân về chính sách DS-KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực; mức sinh thay thế được tiếp tục duy trì hơn một thập kỷ qua; quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội; tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố từng bước được khống chế; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; dịch vụ dân số được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay công tác Dân số của thành phố còn nhiều khó khăn và thách thức: Mức sinh chưa vững chắc, không đồng đều giữa các địa phương, đơn vị và có nguy cơ tăng sinh trở lại. Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao so với mức bình quân của cả nước; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng. Lợi thế của dân số vàng khai thác chưa hiệu quả. Dân số của thành phố bước vào giai đoạn già hóa nhưng chưa có giải pháp đồng bộ để thích ứng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, vị thành niên/thanh niên còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết, chất lượng dân số chưa cao. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số có nhiều biến động, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Dân số trong tình hình mới.

Từ những khó khăn, thách thức trên đặt ra cho công tác Dân số thành phố Hải Phòng trong thời gian tới cần xây dựng Kế hoạch hành động thiết thực giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nhng vấn đề mới phát sinh theo định hướng Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, góp phần phát triển thành phố nhanh, bền vững.

Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Quy mô dân số và mc sinh

Về quy mô dân số trung bình Hải Phòng năm 2009 với 1.840.445 người đến năm 2019 là 2.033.248 người (bình quân 1 năm tăng 19.280 người); Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn (2009 - 2019) là 1,00%, dự báo dân số trung bình năm 2025 là 2.164.374 người và đến năm 2030 là 2.293.102 người. Tỷ suất sinh thô giảm từ 18,1‰ năm 2009 xuống còn 15,9‰ năm 2019. Tổng tỷ suất sinh năm 2009 là 2,16 con/phụ nữ, năm 2019 là 2,20 con/phụ nữ(1)

2. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số Hải Phòng đang có những bước dịch chuyển lớn. Hải Phòng bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2004, sớm hơn cả nước 3 năm. Nhờ thực hiện có hiệu quả những chính sách dân số, Hải Phòng dự báo duy trì giai đoạn dân số vàng đến năm 2045. Số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) năm 2019 chiếm 66,7% dân số. Do đó, lực lượng người lao động đang là một lợi thế lớn của thành phố, với cơ cấu dân số này Hải Phòng có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố.

Tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) năm 2019 là 9,3%(2). Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của Hải Phòng đã từng bước khống chế được tốc độ tăng: năm 2009 là 115,3 bé trai/100 bé gái, năm 2019: 117,3 bé trai/100 bé gái(3)

3. Chất lưng dân số

Về chất lượng dân số của Hải Phòng trong những năm qua đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ suất chết thô giảm từ 7,6‰ năm 2009 xuống 7,3‰ năm 2019; tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 17,2‰ năm 2010 xuống còn 17,0‰ năm 2019 (Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi của toàn quốc năm 2019 là 21,0‰). Tuổi thọ trung bình của thành phố ngày càng tăng năm 2009 là 74,5; năm 2019 là 74,7 tui, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước (cả nước là 73,6 tuổi)(4)

Các mô hình đề án nâng cao chất lượng dân số: thành phố đã tập trung triển khai các hoạt động về: chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên; khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn ở độ tuổi thích hợp; tổ chức tư vấn, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm các yếu tnguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai cho đối tượng trước hôn nhân và phụ nữ mang thai; tuyên truyền vận động tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giảm tỷ lệ người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh hàng năm được tăng lên từ 12,50% (năm 2015) lên 60% (năm 2019). Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh 20,90% (năm 2015) lên 45% (năm 2019)(5)

4. Phân bố dân số

Hải Phòng là thành phố đô thị loại I, có nhiều khu công nghiệp đang thu hút lực lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị và các tỉnh lân cận về thành phố làm việc và sinh sống. Dân số thành thị chiếm 45,59%; mật độ dân số trung bình của thành phố năm 2009 là 1.207người/km2 đến năm 2019 là 1.299 người/km2 (cao hơn gp nhiu ln so với mật độ dân strung bình của cả nước là 290 người/km2)(6)

5. Công tác truyền thông, giáo dục dân số

Công tác truyền thông đã được đa dạng hóa với nhiều hình thức, kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp đến các đối tượng, chú trọng và tập trung cho những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biển, đảo và ven biển, các đối tượng có nguy cơ cao... Tăng cường truyền thông vận động trực tiếp thông qua hoạt động của các loại hình câu lạc bộ, hội nghị, truyền thông nhóm nhỏ, các hoạt động lồng ghép của các tổ chức, đoàn thể và tư vấn trực tiếp đến đối tượng thông qua lực lượng 2.010 cộng tác viên và 223 cán bộ dân stại xã, phường, thị trấn. Nội dung tuyên truyền đã chuyển hướng tuyên truyền một chiều về giảm sinh sang tuyên truyền về duy trì mức sinh hợp lý, đặc biệt tập trung tuyên truyền các nội dung về nâng cao chất lượng dân số và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa các phương tiện tránh thai.

Hàng năm, ngành Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, bình quân mỗi năm thực hiện từ 150 đến 170 xã, phường trọng điểm và mở rộng ở 14 quận, huyện. Trong các đợt chiến dịch, 90% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tham gia vào các cuộc truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, được tìm hiểu về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân số và phát triển.

6. Dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình

Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được mở rộng, phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ cũng được đổi mới. Đến nay, 100% trạm y tế xã đã có thể đáp ứng đầy đủ về cung cấp dịch vụ KHHGĐ, hệ thống y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp người dân thuận tiện trong việc lựa chọn các phương tiện tránh thai phù hợp.

Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại duy trì đều ở mức phn đấu từ 65-70% (năm 2019: 70,2%). Trong các năm qua, thành phố đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch vận động người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại do Trung ương, thành phố giao.

Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai và việc cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ, tạo cơ hội thuận tiện cho người sử dụng lựa chọn phù hợp trên 3 kênh: Kênh miễn phí, kênh tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ cán bộ dân s, cộng tác viên dân số ở cơ sở.

Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số đã được chú trọng như các hoạt động tư vn, khám sức khỏe trước hôn nhân; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe ban đầu cho người cao tui tại cộng đồng đã và đang hoạt động có hiệu quả và để lại những dấu ấn cho ngành y tế những năm qua.

7. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành

Trong giai đoạn 2011-2019 Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa chỉ tiêu công tác Dân số là một trong các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế - xã hội của thành phố và các địa phương, hàng năm có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch công tác DS-KHHGĐ cho các quận, huyện để tổ chức thực hiện.

[...]