Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 570/2014/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2020

Số hiệu 172/KH-UBND
Ngày ban hành 09/10/2014
Ngày có hiệu lực 09/10/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 172/KH-UBND

Giang, ngày 09 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 570/QĐ-TTg, NGÀY 22/4/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ "PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS" TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Căn cứ Quyết định số 570/2014/QĐ-TTG ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020” và công văn số 2624/LĐTBXH-BVCSTE ngày 24/7/2014 của Bộ Lao động - TBXH, về việc triển khai thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2020 với những nội dung sau:

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGƯỜI NHIỄM HIV VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

1. Khái quát tình hình, thực trạng:

- Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang, số người nhiễm HIV lũy tích đến 30/6/2014: 1.698 người Trong đó: Số quản lý được: 1.507 (Nam: 1.065 người, chiếm 70,67%; nữ: 442 người, chiếm 29,33%). Số không quản lý được: 191 người; Lũy tích bệnh nhân AIDS: 804 người, lũy tích tử vong do AIDS: 304 người; Số người nhiễm HIV/AIDS còn sống: 1.203 người. Hiện đang điều trị cho: 459 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có 43 trẻ bị ảnh hưởng và nhiễm HIV (21 trẻ dùng thuốc ARV);

- Có 11/11 huyện, thành phố có người nhiễm HIV/AIDS; Trong đó: Các huyện, thành phchiếm tỷ lệ cao là thành phố Hà Giang 537 người, chiếm 36,63%, Bắc Quang 384, chiếm 26,19% người và Vị Xuyên là 218 người, chiếm 14,87%; Tính đến 30/6/2014 có 106/195 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Hình thức lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm, nhóm đối tượng tình dục khác giới, tmẹ sang con; Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi 20 tuổi - 29 tuổi chiếm đa số, trong số những người nhiễm HIV/AIDS (50,1%). Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15 tuổi - 49 tuổi nhiễm HIV là 405 người chiếm 24,33%;

- Tình hình HIV/AIDS tỉnh Hà Giang đang có xu hướng giảm dần về số lượng phát hiện, số xã có người nhiễm tăng thêm 06 xã so với cùng kỳ ; HIV/AIDS đang có chiều hướng chuyển dịch từ nam giới sang nữ giới, số người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới tăng lên 1,2% so với năm 2012. Tỷ lệ lây nhim HIV/AIDS qua đường tình dục đang ở mức (30,21%), đường máu tiêm chích ma túy (58,19%). Phân tích theo nhóm đối tượng thì tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy giảm xuống, lây nhiễm HIV/AIDS qua tình dục khác giới tăng lên (2,81%). Sngười nhiễm HIV/AIDS phát hiện được chỉ là một phần nổi của tảng băng. Trên thực tế số người nhiễm HIV cao gấp 2 - 3 lần con số phát hiện được. Dịch có xu hướng tăng lên trong nhóm quan hệ tình dục, đối tượng vợ/chồng, bạn tình với người nhim HIV, như vậy để khống chế tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang là một vấn đề khó khăn cần phải quan tâm. Độ tuổi mắc cao nhất vẫn là người từ 20 tuổi đến 39 tuổi; Tỷ lệ xã, phường có người nhiễm tăng 07 xã; Số xã, phường trọng điểm 31 xã, phường; tình hình HIV đang có chiều hướng gia tăng tại các nhóm quan hệ tình dục với nhiu bạn tình; vợ, bạn tình người nghiện chích ma túy; Sự gia tăng của các dịch vụ kèm theo trong xây dựng, khai khoáng, thủy điện,... sẽ là nguy cơ cao lây lan dịch HIV trong những năm tiếp theo (huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, huyện Mèo Vạc, Bắc mê).

2. Những đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm:

- Trẻ em nhiễm HIV;

- Trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV: Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV;

- Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV: Trẻ em sử dụng ma túy; Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm sử dụng ma túy; Trẻ em sống trong các cơ sở trợ giúp xã hội;

3. Khó khăn, tồn tại:

- Hà Giang chưa triển khai được xét nghiệm khẳng định, không triển khai giám sát trọng điểm nên công tác phân tích, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS không kịp thời gặp nhiều khó khăn;

- Một số cơ sở y tế chưa làm tốt công tác tư vấn trước xét nghiệm, cũng có một số bệnh nhân không được tư vấn trước xét nghiệm, xét nghiệm HIV còn tràn lan, chưa tập chung;

- Công tác giám sát các hoạt động phòng chống HIV/AIDS kết hợp hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS tuyến huyện, xã chưa thực hiện thường xuyên;

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện vẫn chưa cao (mục tiêu 80%) do phụ nữ đến khám thai tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã không được tư vấn và làm xét nghiệm HIV. Việc phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV thường muộn (trước khi đẻ 1-2 tháng hoặc trong cuộc đẻ). Sau khi sinh trẻ không được theo dõi (do mẹ không đưa con đi xét nghiệm khi đủ tuổi) nên chưa đánh giá được hiệu quả điều trị dự phòng lây truyền mẹ con;

- Một số huyện chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng chống HIV/AIDS, chưa chủ động xây dựng kế hoạch và trin khai thực hiện kế hoạch. Chưa chỉ đạo tuyến xã triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS;

- Hầu hết tuyến xã còn lúng túng trong xây dựng và triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS chưa chính xác;

- Cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS một số huyện thay đổi gây khó khăn cho việc tập huấn nâng cao năng lực và triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS;

- Công tác tư vấn, quản lý, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là tiếp cận, tư vấn người nhiễm chủ động phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát.

- Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn cùng với bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân trực hệ hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế, trẻ em nhim HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS;

[...]