Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 170/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2024
Ngày có hiệu lực 11/09/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 11 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG THỦ DÂN SỰ ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 23/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo của các cấp ủy, điều hành của chính quyền các cấp. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự ở cấp mình.

2. Phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa…; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân để phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế.

3. Hoạt động phòng thủ dân sự phải dựa vào dân, dân là gốc. Lực lượng nòng cốt là: Dân quân tự vệ, Dân phòng, Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân sự, Công an và các sở, ngành, địa phương, lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị; tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Công tác chuẩn bị và ứng phó với nguy cơ thảm họa là quan trọng, thường xuyên và lâu dài; công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa là thường xuyên và cấp bách, trong đó ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu là trọng tâm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở và toàn dân về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, năng lực và kỹ năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa cho các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở và toàn dân.

- Triển khai thi hành Luật Phòng thủ dân sự và các cơ chế, chính sách về phòng thủ dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức phòng thủ dân sự từ tỉnh đến cấp xã và các cơ quan, đơn vị, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, tinh, gọn, hiệu quả; xây dựng cơ chế vận hành hoạt động phòng thủ dân sự tương ứng với điều kiện, tình huống cụ thể.

- Tổ chức rà soát quy hoạch, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự từ tỉnh đến cấp xã phù hợp với đặc điểm từng khu vực, lĩnh vực và bảo đảm tính khả thi.

- Xây dựng các công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao.

b) Từ năm 2025 đến năm 2030 và những năm tiếp theo

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa… cho cộng đồng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự các cấp.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, đề án, dự án, trọng điểm về phòng thủ dân sự, bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa gây ra, nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh.

- Xây dựng và hoàn thiện phương án, kế hoạch khai thác, sử dụng công trình ngầm, công trình dân sinh, công trình phòng thủ dân sự; kết hợp Khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao; hoàn thành việc đăng ký, thống kê hệ thống công trình lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sẵn sàng trưng dụng cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống xảy ra.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện trang thiết bị cho lực lượng chuyên trách đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, kết hợp với nâng cao năng lực cho các lực lượng tại chỗ, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.

- Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn bộ tiêu chí về năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh đối với các công trình, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm trên địa bàn.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Kiện toàn, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, điều hành phòng thủ dân sự

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự các cấp bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tinh, gọn, hiệu quả; hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp với đặc thù phòng thủ dân sự, bảo đảm chỉ đạo bao quát, toàn diện theo lĩnh vực và tính chuyên sâu theo ngành.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ