Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Kế hoạch 17/KH-UBND triển khai công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trên đạ bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2017

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2017
Ngày có hiệu lực 22/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Kim Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ, CAI NGHIỆN PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-LĐTBXH ngày 09/01/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Chương trình công tác lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định các khoản đóng góp, chế độ hỗ trợ, miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 26/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2017 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện phục hồi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

- Tiếp tục quán triệt đầy đủ các chtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh về công tác điều trị, cai nghiện và quản lý sau cai nghin ma túy nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đồng thời phát huy vai trò của các ngành, các đơn vị, tổ chức đoàn thể, lực lượng quần chúng trên địa bàn cùng tham gia công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy.

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức điều trị, cai nghiện, bao gồm biện pháp điu trị, cai nghiện bắt buộc, tự nguyện ti Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm), gia đình, cộng đồng theo hướng hiệu quả, bền vững thông qua việc triển khai các giải pháp toàn diện, kiên trì xác định điều trị lâu dài, liên tục, tăng cường chất lượng cung cấp các dịch vụ tư vấn, tạo việc làm, kết hợp với giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng trong việc thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách, quy định của pháp luật về phòng chống ma túy; tổ chức thực hiện triển khai công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy, gắn việc thực hiện với các Chương trình phát triển kinh tế, xã hội khác như: Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Xác định công tác điều trị, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền; huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đẩy lùi tội phạm ma túy nhằm thực hiện tốt mục tiêu 3 giảm: Giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại; trong mọi tình huống phải đảm bảo đủ kinh phí cho công tác điều trị, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, tăng cường huy động thêm các nguồn lực trung ương, địa phương và xã hội.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. 100% số người sử dụng trái phép chất ma túy đã phát hiện được lập hồ sơ xác định tình trạng nghiện ma túy cho trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc cho ít nhất 74 người nghiện, trong đó tại cộng đồng 29 người, tại Trung tâm 45 người.

3. Vận động ít nhất 190 người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy đi cai nghiện tự nguyện, trong đó tại Trung tâm 26 người, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng 164 người.

4. Quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 271 người; phấn đấu giảm số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh từ 989 người xuống còn 927 người (tỷ lệ giảm 6,2%).

5. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone cho 391 người tham gia; trong đó tiếp tục điều trị ổn định cho 291 người nghiện ma túy, tiếp nhận mới đưa vào điều trị 100 người nghiện ma túy.

6. Phấn đấu 100% số xã, phường, thị trấn trọng điểm, có nhiều tệ nạn ma túy được chỉ đạo tạo sự chuyển biến tốt về tệ nạn ma túy, trong đó có ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn chuyển biến mạnh, không có tệ nạn ma túy năm 2017.

7. Tổ chức 06 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại Trung tâm, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

(có Biểu chi tiết kèm theo)

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và người dân trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 107-KH/TU ngày 17/7/2014 của Thường trực Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống ma túy, điều trị, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy trong hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là về tác hại của các loại ma túy tổng hợp, các chất hướng thần mới; coi trọng phòng chống ma túy ngay từ gia đình, nhà trường, tổ dân phố, khu dân cư, tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa các địa bàn trọng điểm, phức tạp, có nhiều tệ nạn ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên truyền hình, trên loa đài truyền thanh hoặc các cuộc mít tinh, hội thảo, các buổi họp tổ, thôn bản, khu dân cư,…

[...]