Kế hoạch 1679/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Số hiệu 1679/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2019
Ngày có hiệu lực 22/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1679/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tnh Ninh Thuận đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận) với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện các Đề án Đổi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tnh Ninh Thuận đến năm 2020 (viết tắt là Đề án) đạt hiệu quả.

2. Yêu cầu:

- Tập trung nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã, tăng cường lực lượng cán bộ đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp; tổ chức kiểm tra, nắm tình hình, tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, đúng quy định;

- Kịp thời tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; đxuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; sử dụng nguồn lực hỗ trợ đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Đẩy mạnh việc đổi mới và củng cố hợp tác xã để tạo sự chuyển biến tích cực trong các loại hình kinh tế hợp tác hiện có trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;

- Phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định pháp luật. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã tạo thành mạng lưới vững chắc nhằm gia tăng giá trị, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương và xây dựng thế chủ động cho các hợp tác xã trong tiếp cận thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mỗi năm thành lập mới 11 hợp tác xã. Hạn chế việc thành lập nhiều hơn 01 hợp tác xã hoạt động cùng chuỗi giá trị (ngành hàng) trên cùng một xã. 100% các hợp tác xã thành lập mới thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định.

b) Đến năm 2020 toàn tnh có trên 74 hợp tác xã hoạt động hiệu quả (được xếp loại từ trung bình trở lên) trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, trong đó:

- Đổi mới, củng cố, nâng cao hiệu quả của 20 hợp tác xã nông nghiệp đã được đánh giá hoạt động đạt loại khá trở thành hợp tác xã đạt loại khá tốt. Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để có 10 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tăng cường hoạt động tư vấn, nâng cao chất lượng hoạt động của 32 hợp tác xã nông nghiệp loại trung bình và yếu để các hợp tác xã này đạt loại tốt, khá vào năm 2020;

- Thành lập mới 22 hợp tác xã nông nghiệp tại 19 xã/phường/thị trấn chưa có hợp tác xã và 03 xã phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo có ít nhất 02 hợp tác xã trở lên theo tiêu chí kiểu mẫu về sản xuất - thu nhập - hộ nghèo.

c) Đến năm 2020, tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động tốt đạt ít nhất 25% (20 hợp tác xã), tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá đạt ít nhất 35%, giảm tỷ lệ yếu kém xuống dưới 5%.

d) Mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có ít nhất 01 hợp tác xã (mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu có 02 hợp tác xã hoạt động khác ngành hàng), có quy mô lớn (ít nhất 10% số hộ trong xã tham gia vào hợp tác xã), tổ chức đúng bản chất theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, hoạt động hiệu quả tạo ra thu nhập (lãi) liên tục trong 2 năm tài chính (hoặc lãi trong năm đi với hợp tác xã mới thành lập dưới 2 năm) và có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

đ) Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 mô hình hợp tác xã kiểu mới, có quy mô liên xã (trong đó tối thiểu có 1 xã có tối thiểu 10% shộ tham gia vào hợp tác xã), hoạt động có hiệu quả, trở thành mô hình điển hình tiên tiến vững mạnh trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo lực kéo cho các hợp tác xã khác và nhân rộng.

e) Thành lập 01 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với số lượng thành viên ban đu ít nhất là 3 hợp tác xã để cung cấp dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

g) Thành lập một mạng lưới liên kết các hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (nho, táo, măng tây, chuối, dê cừu, dệt thổ cầm, gốm Bàu Trúc, nước mắm Cà Ná,...) đ hình thành tuyến du lịch dựa vào cộng đồng nhằm gia tăng giá trị thông qua quảng bá và tiêu thụ các đặc sản của tỉnh.

h) Rà soát và củng cố công tác chứng nhận pháp lý của các thợp tác hin tại. Thành lập thợp tác mới trên tinh thn tự nguyện, tự giác của nhân dân và hoạt động theo đúng quy định pháp luật để làm nền tảng phát triển hợp tác xã bền vững.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ tư vấn, hỗ trợ cho hợp tác xã và tổ hợp tác:

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã ở cấp tnh và cấp huyện để thực thi hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thẩm định hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, công tác tiếp nhận, xử lý, khai thác và lưu trữ các báo cáo hợp tác xã;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ