Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 167/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 07/09/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Hoàng Tuấn |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 167/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 9 năm 2023 |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 361/TB-VPCP ngày 31/8/2023 và Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục; trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 731/TTr-SGDĐT ngày 29/8/2023 và để triển khai tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:
1. Mục đích
Quán triệt và chỉ đạo toàn ngành giáo dục và đào tạo tập trung tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 nhằm củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; là căn cứ để các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024.
2. Yêu cầu
Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong toàn ngành giáo dục và đào tạo gắn với thực hiện đúng các quy định về phân cấp, phân quyền, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển ngành giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý; nâng cao trách nhiệm và tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong nhà trường; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực sự gương mẫu là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo.
2. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” và Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025”. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11; tiếp tục thực hiện nội dung dạy học Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 9 và lớp 12 theo hướng tinh giản, phù hợp và tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục phổ thông. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tổ chức tốt Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025; Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024; đảm bảo hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực và đúng quy định.
Triển khai thực hiện chương trình xóa mù chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông báo đảm chất lượng, hiệu quả. Đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh và gia đình học sinh về phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở, gắn giáo dục hướng nghiệp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế giáo viên trong năm học 2023-2024, báo cáo UBND tỉnh bổ sung biên chế ngành giáo dục đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 17/8/2022 của Bộ Chính trị; trong đó, ưu tiên bổ sung biên chế giáo viên cho các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và Tin học để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Rà soát, sắp xếp bố trí giáo viên, nhân viên phù hợp giữa các cơ sở giáo dục địa phương, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định; chú trọng triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4. Bố trí ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo, trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thúc đẩy xã hội hóa, thu hút nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia từ khâu đào tạo, thực hành đến khâu sử dụng lao động.
Thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án về giáo dục đào tạo của các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh; các dự án thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; ưu tiên đầu tư củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh.
5. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh
Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Ho Chí Minh; xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4209/UBND-KGVX ngày 19/8/2022 nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; nâng cao công tác chỉ đạo đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh theo đường lối, chủ trương của Đảng trong tình hình mới và các văn bản có liên quan.
Kiên quyết, kiên trì không cho ma túy, tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; khắc phục ngay tình trạng bạo lực học đường, đảm bảo an ninh an toàn trường học cho học sinh, giáo viên.