Kế hoạch 1655/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 42-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1655/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2017
Ngày có hiệu lực 23/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1655/KH-UBND

Hà Nam, ngày 23 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW NGÀY 16/01/2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Thực hiện Chương trình hành động số 42-CTr/TU ngày 15/6/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30/6/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016- 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng về phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện.

II. Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động hiệu quả các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển tỉnh Hà Nam trở thành một trong các trung tâm du lịch với các dịch vụ chất lượng cao cấp vùng vào năm 2025.

B. NỘI DUNG

I. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chủ động cung cấp thông tin, phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước, của tỉnh về du lịch, vị trí, vai trò và tác động của ngành du lịch đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền về phát triển du lịch với nội dung thiết thực, phù hợp, hình thức đa dạng, phong phú.

3. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quán triệt, tuyên truyền các quy định của Nhà nước về phát triển du lịch, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 42-CTr/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân trên địa bàn.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản về phát triển du lịch của Trung ương, của tỉnh trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.

II. Hoàn thiện quy hoạch, đầu tư phát triển nhanh hạ tầng thương mại - dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật về lĩnh vực du lịch

1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch, các khu, điểm du lịch...Tập trung hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp cuối năm 2017; đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.

- Phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu du lịch Tam Chúc, phấn đấu đến năm 2020 đón 1,8 triệu lượt khách/năm, đến năm 2025 đón 3,7 triệu lượt khách/năm, nâng tổng số khách du lịch trên địa bàn tỉnh vào năm 2020 đạt trên 2,5 triệu lượt khách/năm, doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 20 - 25%/năm; đến năm 2025, có trên 5 triệu lượt khách/năm, doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 35-40%/năm.

- Tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để đầu tư cơ sở vật chất tại các di tích, danh thắng được công nhận là di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích xếp hạng cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là Khu du lịch Tam Chúc. Phấn đấu đến năm 2020 đáp ứng các tiêu chí cơ bản để công nhận 01 Khu du lịch quốc gia, từ 03-05 khu, điểm du lịch địa phương.

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành, khai thác kinh doanh các dự án dịch vụ, trung tâm thương mại, khách sạn quy mô lớn: Tổ hợp thương mi - dịch vụ tng hợp Vincom Hà Nam, Khách sạn Mường Thanh, sân golf Kim Bảng; tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án sân golf Tượng Lĩnh trong năm 2017-2018.

- Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại - dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật về phát triển du lịch, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2020 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh có từ 02-04 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao với tổng nhu cầu buồng lưu trú 4.200 phòng.

3. Sở Tài chính chủ trì tham mưu cân đối, bố trí kinh phí đầu tư phát triển du lịch, nhất là kinh phí cho lập, điều chỉnh quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích cấp tỉnh và xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Nam.

4. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc, tập trung hoàn thiện các công trình chính, điểm nhấn, công trình giao thông kết nối Khu du lịch với Quốc lộ 1A, Khu du lịch Bái Đính - Tràng An, Ninh Bình và chùa Hương Tích - Hà Nội.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành kịp thời giải quyết hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện các dự án phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

6. UBND các huyện, thành phố rà soát, tăng cường xã hội hóa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng du lịch, nhất là tại các di tích, danh thắng được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, các di tích.

III. Tiếp tục hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu; hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng của Hà Nam

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, phát huy giá trị vật chất và tinh thần của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại Hà Nam như: Chùa Long Đọi Sơn, Đn Trần Thương, Từ đường Nguyễn Khuyến, quê hương Nam Cao, nghệ thuật Hát Chèo, hát dậm Quyển Sơn, hát Chầu văn...., từng bước hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mang đậm bản sắc Hà Nam, tạo sức hút mạnh mẽ để thu hút du khách.

2. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường phối hợp, hướng dẫn, tạo điều kiện phát triển và phát huy giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch các làng nghề truyền thống và các thương hiệu, sản phẩm làng nghề tiêu biểu của Hà Nam.

[...]