Kế hoạch 331/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình 29-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 331/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2017
Ngày có hiệu lực 08/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 331/KH-UBND

Hà Giang, ngày 08 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 29-CTR/TU NGÀY 24-7-2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Thực hiện Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24-7-2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình số 29- CTr/TU ngày 24-7-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Sau đây gọi tắt là Chương trình) thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 du lịch Hà Giang cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đến năm 2030 du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Du lịch Hà Giang thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu về phát triển du lịch ở phía Bắc.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch

- Các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt sâu, rộng Chương trình của Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thống nhất nhận thức, xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung nguồn lực để thực hiện với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ tỉnh đến cơ sở;

- Đổi mới tư duy về du lịch - coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển theo quy luật kinh tế thị trường; đồng thời nhận thức rõ du lịch là một phương tiện hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu tại chỗ, có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đi ngoại và an ninh, quốc phòng;

- Triển khai các chương trình phổ biến, nhân rộng các điển hình tốt về phát triển du lịch các địa phương; đưa chỉ tiêu phát triển du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch thành tiêu chí đánh giá công tác thi đua - khen thưởng hàng năm của các Sở, ngành, huyện thành phố có tiềm năng lợi thế về du lịch.

2. Cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

2.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Rà soát, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quan điểm, mục tiêu các nhiệm vụ và giải pháp mới của Nghị quyết 08-NQ/TW;

- Hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch đầu tư phát triển Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và thành phố Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2035; Quy hoạch khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đng Văn, tỉnh Hà Giang;

- Triển khai tích hp các Quy hoạch về du lịch: Quy hoạch tổng thbảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg; Quy hoạch đầu tư phát triển Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và thành phố Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2035; Quy hoạch khu du lịch quốc gia cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sau khi được phê duyệt.

2.2. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch

a. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch

Đa dạng các sản phẩm du lịch, Phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử, du lịch địa chất, du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch tâm linh: Khu du lịch Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn; Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Thanh Hà, khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp trên địa bàn thành phố Hà Giang; du lịch sinh thái: Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Du Già, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn; du lịch mạo hiểm: khai thác thế mạnh du lịch thể thao chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi (Hoàng Su Phì); leo núi, đạp xe tại Mã Pì Lèng, đu dây hang động; du lịch nông nghiệp: trải nghiệm “thổ canh hốc đá” cùng với cư dân vùng Cao nguyên đá; Tập trung phát triển các sản phẩm nông sản đặc trưng như: lê đường, hồng không hạt, mật ong Bạc hà...; Trèo thuyền vượt thác Minh Tân; Dù lượn trên cao nguyên đá; Du thuyền lòng hồ thủy điện Bắc Mê; xác định tuyến, điểm du lịch lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trên địa bàn tỉnh Hà Giang và di tích lịch sử Căng Bắc Mê thông qua đó làm tốt việc tri ân các anh hùng liệt sĩ, đề cao lòng tự tôn dân tộc và giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

b) Tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội truyền thống

Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người (lễ hội, làng nghề truyền thống) đặc biệt nhất là khai thác đặc trưng văn hóa các dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng của Hà Giang. Duy trì mrộng lễ hội: Lhội hoa tam giác mạch; Lễ hội Văn hóa Mông; Lễ hội chợ tình Khâu Vai; Lễ hội Nhảy lửa; Lễ hội ẩm thực và rượu Hà Giang; Tổ chức giải Bán marathon đi trên con đường Hạnh Phúc; Tổ chức dù lượn trên cánh đồng hoa Tam Giác Mạch...

c) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng

Tiếp tục xây dựng các làng du lịch cộng đồng đảm bảo đủ tiêu chí theo tuyên bố Panhou, củng cố nâng cao chất lượng các làng đã được công nhận (Thanh Sơn, Nm Đăm, Nà Ràng). Hoàn thiện đủ tiêu chí đtiếp tục công nhận các làng: Lô Lô Chải, Lũng Cm Trên, Bục Bản, Bản Lạn, Thôn Chì, Hạ Thành, Làng Giang... đồng thời xây dựng làng du lịch cộng đồng đa trải nghiệm tại thôn Lô Lô Chải và nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

- Khảo sát, xác định những sản phẩm du lịch đặc thù nổi trội của từng vùng du lịch trong tỉnh để có kế hoạch đầu tư và khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các Câu lạc bộ nghề nghiệp đầu tư phát triển thu hút khách du lịch;

- Khảo sát các làng nghề truyền thống, xác định những mặt hàng, sản phẩm hàng hóa có khả năng phục vụ khách du lịch của từng vùng;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các hộ dân, hợp tác xã và doanh nghiệp phát triển sản xuất các mặt hàng lưu niệm đảm bảo độ tinh xảo, thm mỹ, hấp dẫn phục vụ khách du lịch.

e) Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thng phục vụ du lịch

[...]