Kế hoạch 165/KH-UBND về cải thiện, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất tỉnh Kiên Giang năm 2022 và các năm tiếp theo

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2022
Ngày có hiệu lực 12/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2022 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh cải thiện và nâng cao các chỉ số: năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); cải cách hành chính (PAR INDEX); hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) của tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh cải thiện, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất tỉnh Kiên Giang năm 2021 và các năm tiếp theo;

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tnh năm 2021 của Kiên Giang, qua đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế của địa phương thuộc nhóm điều hành tương đối thấp. Điểm tổng hợp chỉ số PCI năm 2021 của Kiên Giang đạt 59,73 điểm (giảm 0,28 điểm so năm 2020), đứng hạng 60/63 cả nước (tăng 02 hạng so với năm 2020) và hạng 13/13 khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong đó chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất là điểm sáng nht trong chỉ số PCI của tỉnh, kết quả năm 2021 đạt 7,53 điểm (tăng 1,28 điểm so năm 2020), hạng 9/63 trên cả nước (tăng 38 bậc so năm 2020). Đ hướng tới mục tiêu giữ vững, tăng điểm, tăng hạng chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Kết quả đạt được

Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất năm 2021 đạt 7,53 điểm (tăng 1,28 điểm so năm 2020), hạng 9/63 trên cả nước (tăng 38 bậc so năm 2020, xếp trên cả tỉnh Quảng Ninh1 hạng 15/63), hạng 2/13 khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (xếp trên cả tỉnh Đồng Tháp2 hạng 8/13), đứng thứ 01/10 chỉ số thành phn PCI của tỉnh Kiên Giang; cao nhất từ năm 2014 (thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực) đến nay; vượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra (Chỉ tiêu năm 2021: 6,69 điểm, hạng 30)3. Trong đó đặc biệt có nhiều chỉ số thành phần đứng đầu cả nước như: tỷ lệ doanh nghiệp không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh, tỷ lệ giải phóng mặt bằng; thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với giá thị trường.

Bảng 1. So sánh chỉ số PCI năm 2020 và năm 2021

TT

Các chỉ số thành phần

2020

2021

Tăng/giảm

Ghi chú

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

1

Chi phí gia nhập thị trường

6,97

57

6.60

43

-0,37

14

Giảm điểm, tăng hạng

2

Tiếp cận đất đai và tính n định sử dụng đất

6,25

47

7.53

9

1,28

38

Tăng điểm, tăng hạng

3

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

5,18

61

4.48

63

-0,7

-2

Giảm điểm, giảm hạng

4

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định

7,71

32

7.40

34

-0,31

-2

Giảm điểm, giảm hạng

5

Chi phí không chính thức

6,43

40

7.35

20

0,92

20

Tăng điểm, tăng hạng

6

Cạnh tranh bình đẳng

6,09

50

6.84

11

0,75

39

Tăng điểm, tăng hạng

7

Tính năng động và tiên phong của chính quyền

5,48

58

6.52

48

1,04

10

Tăng điểm, tăng hạng

8

Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp

6,53

18

6.57

36

0,04

-18

Tăng điểm, giảm hạng

9

Đào tạo lao động

5,53

57

4.78

59

-0,75

-2

Giảm điểm, giảm hạng

10

Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

5,64

62

6.58

51

0,94

11

Tăng điểm, tăng hạng

Tổng điểm số PCI

60,01

62

59.73

62

-0,28

02

Giảm điểm, tăng hạng

Hình 1. Biểu đồ chỉ số tiếp cận đất đai qua các năm (2006 - 2022)

Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất năm 2021 được cấu thành từ 14 chỉ số con (năm 2020 chỉ 11 chỉ số con). Năm 2021 có 14 chỉ s thành phn (4 chỉ số mới và bỏ 01 chỉ số của năm 2020). Trong 10/11 chỉ số của năm 2020 có 06 chỉ số tăng hạng, 01 chỉ số giữ nguyên hạng và 03 chỉ số giảm hạng, cụ thể như sau:

Bảng 2. So sánh chỉ số con năm 2020 và năm 2021

TT

Các chỉ số con

Năm 2020

Năm 2021

Ghi chú

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

1

Số ngày chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ

27,5

22

8,5

4

Tăng 18 bậc

2

DN tư nhân không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh (% Đồng ý)

40%

50

83%

1

Tăng 49 bậc

3

Tỷ lệ DN gặp khó khăn về thiếu quỹ đất sạch (%)

18%

32

31%

53

Giảm 21 bậc

4

Tỷ lệ DN gặp khó khăn về tiến độ giải phóng mặt bằng chậm (%)

10%

20

0%

1

Tăng 19 bậc

5

Thông tin, dữ liệu về đất đai không được cung cấp thuận lợi, nhanh chóng (%)

49%

63

19%

8

Tăng 55 bậc

6

Thời hạn giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn được niêm yết hoặc văn bản quy định (%) - Biến mới năm 2021

 

 

50%

26

 

7

Cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ (%) - Biến mới năm 2021

 

 

25%

38

 

8

Các thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất rất mất thời gian (%) - Biến mới năm 2021

 

 

25%

33

 

9

DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1=Rất thấp; 5=Rất cao)

1,72

47

1,94

56

Giảm 9 bậc

10

Tỷ lệ DN tin rằng sẽ được bồi thường thỏa đáng khi b thu hồi đất (%)

23%

48

24%

48

Giữ nguyên

11

Sự thay đổi bảng giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường (% Đồng ý)

72%

58

92%

1

Tăng 57 bậc

12

Tỷ lệ DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục (%)

29%

35

11%

50

Giảm 15 bậc

13

Tỷ lệ DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu (%)

12%

24

7%

18

Tăng 6 bậc

14

Tỷ lệ DN phải trì hoãn/ hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai - Biến mới năm 2021

 

 

67%

48

 

15

Tỷ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSDĐ (%)_ Biến đã bỏ năm 2021

59%

 

 

 

 

2. Hạn chế, yếu kém

Bên cạnh kết quả đạt được rất khả quan các chỉ số thành phần của chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất năm 2021 như nêu trên thì có các chỉ số sau giảm hạng so với năm 2020: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về thiếu quỹ đất sạch”, “Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục (%)”, “Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất”.

Điều đó cho thấy trên địa bàn tỉnh, trong năm 2021 doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thiếu quỹ đất sạch, thủ tục hành chính còn khó khăn hơn so với năm 2020, rủi ro bị thu hồi đất còn cao. Đây là hạn chế trong các chỉ số thành phần của chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất năm 2021.

3. Nguyên nhân

Qua thực tiễn triển khai trong năm 2021, để đạt được những kết quả nêu trên do các nguyên nhân sau:

- Đó là tỉnh đã có quyết tâm chính trị, tinh thần cạnh tranh, nỗ lực kiên trì và đặc biệt là tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người dân.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, ngành tài nguyên và môi trường đã thật sự chủ động, xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng để cải thiện và nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất.

- Ngành Tài nguyên và Môi trường đã nhận thức rõ những lĩnh vực cn cải thiện, nhận diện những khoảng cách về chính sách và thực thi chính sách cần phải lấp đầy, nhng khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp cn phải tháo gỡ cũng như những kỳ vọng, mục tiêu cần hướng tới. Từ đó luôn theo sát, hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả; không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tìm kiếm và chủ động thiết lập nhiều kênh, nhiều cách thức khác nhau để lắng nghe, tạo không gian mở và thân thiện, gần gũi giữa chính quyền các cấp, các sở, ngành với nhà đầu tư, doanh nghiệp... Điều này nhằm chăm sóc, phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ những việc nhỏ nhất tạo niềm tin trong cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp.

- Bên cạnh kết quả đạt được phải thừa nhận rằng công tác tạo quỹ đất sạch để thu hút nhà đầu tư còn hạn chế, thủ tục hành chính chưa được cải thiện, nguyên nhân là do Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh mới bước đầu quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó UBND cấp huyện cũng chưa thật sự quyết tâm, chưa chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; mặc dù tỉnh đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính về đất đai nhưng kết quả đạt được vẫn chưa khả quan. Ngoài ra nguyên nhân nữa là trình trạng điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng sau thời gian ngn mới phê duyệt quy hoạch, nhất là điều chỉnh, thay đổi chức năng sử dụng đất còn diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, không dự báo tốt tình hình quy hoạch, dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, thiếu tính ổn định trong sử dụng đất, rủi ro bị thu hồi đất cao, tạo dư luận không tốt trong xã hội.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Phát huy những kết quả tích cực đã đạt được để tiếp tục nâng lên bền vững, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực hiện chỉ số Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo.

- Xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc duy trì và nâng cao kết quả đã đạt được, kiên quyết khắc phục có hiệu quả các hạn chế, yếu kém, nâng cao chỉ số nêu trên của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.

[...]