Kế hoạch 169/KH-UBND về cải thiện, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất tỉnh Kiên Giang năm 2021 và các năm tiếp theo

Số hiệu 169/KH-UBND
Ngày ban hành 08/09/2021
Ngày có hiệu lực 08/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 08 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Căn cứ Thông báo số 324-TB/TU ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Tỉnh ủy Kiên Giang thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại bui làm việc vnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian qua;

Theo kết quả công bố các chỉ số PCI thì điểm tổng hợp Chỉ số PCI năm 2020 của Kiên Giang đạt 60,01 điểm, giảm 4,98 điểm so năm 2019, đứng hạng 62/63 cả nước (giảm 27 hạng) và hạng 12/13 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất thì kết quả năm 2020 đạt 6,25 điểm, giảm 0,91 điểm so năm 2019, thứ hạng 47/63 giảm 28 bậc so năm 2019, đứng thứ 5/10 chỉ số thành phần PCI của tỉnh Kiên Giang; Để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, cải thiện và nâng lên chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Kết quả đạt được

- Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất, bao gồm 11 chỉ số con:

(1) Tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSDĐ: 59% (trung vị 49%, năm 2019: 59%)

(2) Số ngày chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ: 27,5 (trung vị 30, năm 2019: 20)*

(3) Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1=Rất thấp; 5=Rất cao): 1,72 (trung vị 1,60, năm 2019: 1,58)*

(4) Doanh nghiệp không gặp cản trở về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh: 40 % (trung vị 46%, năm 2019: 43%)

(5) Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch: 18% (trung vị 18%, năm 2019: 20%)*

(6) Giải phóng mặt bằng chậm: 10 % (trung vị 15%, năm 2019: 7%)*

(7) Việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng: 49% (trung vị 30%, năm 2019: 20%)*

(8) Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng: 23% (trung vị 28%, năm 2019: 33%)

(9) Thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với thay đổi giá thị trường: 72% (trung vị 80%, năm 2019: 79%)

(10) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn: 29% (trung vị 29%, năm 2019: 31%)

(11) Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do lo ngại thủ tục hành chính rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu: 12% (trung vị 12%, năm 2019: 9%)*

Ghi chú:

- Trong số các chỉ tiêu được liệt kê ở đây, một số chỉ tiêu là chỉ tiêu thuận, giá trị càng cao thì càng tích cực và thứ hạng càng tốt, và một số chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu nghịch, giá trị càng cao thì càng tiêu cực và thứ hạng càng không tốt.

- Dấu hoa thị (*) được bsung ở cuối tên các chỉ tiêu nghịch đphân biệt với các chỉ tiêu thuận.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

- Chỉ số này đánh giá 02 góc độ: (1) ghi nhận những khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp; (2) đánh giá các chính sách liên quan đến đất đai có tạo ra “sự ổn định trong sử dụng đất”, liệu doanh nghiệp có cảm thấy an tâm đối với các quyền sử dụng đất dài hạn không.

- Kết quả năm 2020 đạt 6,25 điểm, giảm 0,91 điểm so năm 2019, thứ hạng 47/63 giảm 28 bậc so với năm 2019.

Bảng. Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất (2016 - 2020)

Chỉ s

2016

2017

2018

2019

2020

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

Điểm

Hạng

CSTP 2: Tiếp cận đất đai

6,15

15

6,52

22

6,99

20

7,16

19

6,25

47

Ngun: Báo cáo PCI của VCCI

[...]