Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2023 về nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW và Thông tri 12-TT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 159/KH-UBND
Ngày ban hành 27/10/2023
Ngày có hiệu lực 27/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 27 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12-CT/TW NGÀY 05/01/2017 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ THÔNG TRI SỐ 12-TT/TU NGÀY 21/6/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị và Thông tri số 12-TT/TU ngày 21/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch để tổ chức thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, sự điều hành thống nhất của chính quyền các cấp trong công tác đảm bảo an ninh kinh tế nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới.

2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đặc biệt chú trọng đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn các khu, cụm công nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh.

3. Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc, sâu sắc nội dung Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị và Thông tri số 12-TT/TU ngày 21/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các sở, ban, ngành, địa phương nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo đảm an ninh kinh tế; tạo sự chuyển biến rõ nét trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế.

4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp; chủ động phòng ngừa, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề bức xúc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và người dân, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự, không để các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng kích động chống phá.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị và Thông tri số 12-TT/TU ngày 21/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Chú trọng việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh kinh tế, coi đây là nhiệm vụ chính trị cốt lõi, lâu dài, thường xuyên, liên tục.

2. Chủ động nắm, phân tích, đánh giá và dự báo sớm tình hình để phát hiện những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, khu vực, trong nước, trong tỉnh, các biểu hiện suy thoái, tham nhũng, chuyển dịch bất hợp pháp tài sản Nhà nước vào cá nhân để trục lợi; tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; kiên quyết xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế thấp nhất, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị.

3. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đầu tư xây dựng đối với các dự án, công trình trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh và quốc phòng, an ninh, phục vụ bảo vệ tổ quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc cấp phép đầu tư, giám sát các dự án đầu tư, nhất là các dự án có yếu tố nước ngoài để đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Không cấp phép hoặc kiên quyết xử lý các dự án thực hiện không đúng cam kết, không hiệu quả, tiêu tốn nhiều năng lượng, khoáng sản, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường; cơ quan tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân đó phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định.

4. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách đầu tư công, tài sản công. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”.

5. Thẩm định chặt chẽ những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh, nhất là các địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh; vừa đảm bảo phù hợp phát triển kinh tế với quy hoạch tổng thể bố trí thế trận quốc phòng trong khu vực phòng thủ, vừa thực hiện đúng quy trình đề xuất từ cơ sở và cấp có thẩm quyền. Ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án có công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, bảo đảm môi trường.

6. Chủ động phòng ngừa, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến an ninh trật tự tại cơ sở ngay từ đầu, nhất là những vụ việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến kinh tế, đình công, lãn công, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Tập trung đấu tranh chống các loại tội phạm kinh tế có tổ chức, rửa tiền, tham nhũng, buôn lậu, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao, xâm phạm an ninh mạng và các vi phạm về an toàn thực phẩm.

7. Kiểm soát chặt chẽ thông tin, báo chí và dư luận tiêu cực có ảnh hưởng đến sự điều hành, quản lý kinh tế. Đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực viễn thông, internet, không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

8. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phối hợp phát hiện và giải quyết tốt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm về an ninh chính trị nội bộ.

9. Thường xuyên rà soát, tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an ninh kinh tế để chủ động phát hiện những tồn tại, bất cập, khó khăn, hạn chế và tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an tỉnh

- Tích cực, chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng, ban hành các đề án, phương án, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an ninh các lĩnh vực kinh tế, môi trường, du lịch, thông tin mạng, các khu, cụm công nghiệp, các dự án, công trình trọng điểm; trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh kinh tế.

- Xây dựng, triển khai các phương án đảm bảo an ninh kinh tế, tập trung vào các dự án lớn, dự án có yếu tố quốc phòng, an ninh; đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, thâu tóm, thao túng thị trường, rửa tiền, sản xuất hàng giả, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” và vi phạm pháp luật khác của các tổ chức, cá nhân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trong lĩnh vực kinh tế; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và giải quyết tốt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, biện pháp trong xây dựng và nhân rộng các mô hình phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đang phát huy hiệu quả gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện đúng quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và thi công các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý bưu chính viễn thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm mất an ninh mạng, lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng, các hành vi xâm nhập mạng nội bộ, chiếm quyền điều hành, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng điểm có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trước khi các sở, ban, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức diễn tập các phương án tác chiến, phòng, chống tập trung đông người, gây rối an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn, khủng bố, phá hoại, công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn đối với các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tham gia kiểm tra, giám sát vấn đề ô nhiễm và việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ