ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
159/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 20 tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGICTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN
2021-2025
Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch
hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
đến năm 2025 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
a) Phát triển dịch vụ logistics thành
một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển
sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, phát triển hạ tầng
giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
b) Tập trung đầu tư và phát triển hạ
tầng logistics nhằm phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của tỉnh
trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây để phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế
trở thành một đầu mối quan trọng trong hệ thống dịch vụ logistics của khu vực
miền Trung.
c) Phát triển thị trường dịch vụ
logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với các
quy định của pháp luật và tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế, đảm bảo mục
tiêu phát triển thị trường dịch vụ logistics một cách bền
vững.
d) Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
logistics về số lượng, chất lượng, quy mô, trình độ nhân lực theo hướng chuyên
nghiệp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý - kinh doanh, đủ năng lực
cạnh tranh ở thị trường trong nước và khu vực.
đ) Hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà
nước ở địa phương, bao gồm: các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics,
chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các Sở,
Ban, ngành trong chuỗi dịch vụ logistics,... đảm bảo phù hợp với trình độ phát
triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
e) Thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng
logistics trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, hợp lý, tập trung xây dựng tại
khu vực. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics, huy động
tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước. Ưu tiên bố trí dịch vụ hậu
cần logistics phục vụ các khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu,
trung tâm bán buôn, chợ đầu mối nông sản, thủy sản...
2. Mục tiêu
a) Phát triển các trung tâm logistics
trở thành trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục
vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa của tỉnh và xuất nhập khẩu hàng hóa
góp phần giảm chi phí, thời gian trong việc trung chuyển hàng hóa cho các tổ chức,
cá nhân. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
b) Phát triển các trung tâm logistics
dựa trên sự huy động mọi nguồn lực xã hội, phát triển theo hướng đồng bộ chuyên
nghiệp, tận dụng lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, hành lang giao thông để tạo sự
phát triển bền vững gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
c) Thành lập một số doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics có quy mô trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp nhằm
đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường.
d) Ứng dụng các công nghệ mới trong
phát triển dịch vụ logistics, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có
đủ trình độ về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu
trúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
đ) Tạo điều kiện hình thành các Trung
tâm logistics trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm
logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định
số 1546/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 07 tháng 08 năm 2015 Phê duyệt
đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.
II. NHIỆM VỤ
1. Triển khai các chính sách, pháp
luật về dịch vụ logistics
a) Rà soát, ban hành các văn bản triển
khai phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của
tỉnh.
b) Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả
các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics.
2. Đầu tư hạ tầng logistics
a) Tập trung thu hút đầu tư vào phát
triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và
ứng dụng công nghệ mới trong logistics.
b) Xây dựng các trung tâm logistics tại
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các khu, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả,
tính kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên và một số tỉnh của Thái Lan, Lào.
3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp
và chất lượng dịch vụ
a) Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp
trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng
tiên tiến như: Công nghiệp phụ trợ, năng lượng, dệt may xuất khẩu, đồ gỗ, chế
biến nông sản - thực phẩm, dược liệu...
b) Từng bước tích hợp sâu dịch vụ
logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập
khẩu của tỉnh, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác.
4. Phát triển thị trường dịch vụ
logistics
a) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch
vụ logistics; thu hút nguồn hàng từ các tỉnh Bắc Trung Bộ.
b) Khuyến khích sự liên doanh, liên kết,
cộng tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác, sử dụng
thế mạnh hiện có của các doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống
thông tin...) để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động
của các doanh nghiệp.
5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và
chất lượng nguồn nhân lực
a) Đào tạo nguồn nhân lực ngành
logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương.
b) Có chính sách hỗ trợ cho doanh
nghiệp, các trường dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức
linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành.
(Các nhiệm vụ cụ thể về phát triển
dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2021 - 2025 và các vị trí kêu gọi đầu tư quy định tại các Phụ lục kèm theo
Quyết định này).
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các
tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban
ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề
xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá
trình thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố:
- Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, triển
khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch và chịu trách nhiệm trước
UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương mình. Báo cáo kết quả thực
hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương) trước ngày 30/11 hàng năm
để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
chủ trì phối hợp với các ngành liên quan điều chỉnh quy hoạch
các vị trí kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế phù hợp để kêu gọi đầu tư.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics:
Chủ động đầu tư nâng cấp, cơ sở vật
chất nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải,... ứng dụng các công nghệ mới, hiện
đại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics; đào tạo nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, có trình độ cao về logistics; doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý
tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời
gian luân chuyển hàng hóa; tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các
nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đối với dịch vụ logistics; kiến
nghị với cơ quan chức năng tại địa phương những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình hoạt động kinh doanh, đồng thời đề xuất các giải
pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách và định hướng xây dựng quy hoạch phát triển
dịch vụ logistics của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Trên đây là Kế hoạch phát triển dịch
vụ logistics trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Các Sở, ban,
ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Công
Thương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá
trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn, giao Sở Công Thương chủ trì
phối hợp với các Sở, Ban ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh
nghiệp hoạt động logistics báo cáo tham mưu UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo, giải
quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh
(b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, TX và TP Huế;
- Các Sở, ngành liên quan;
- CVP và các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, GT, CT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương
|
PHỤ LỤC I
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
Nhiệm
vụ
|
Kết
quả đạt được
|
Cơ
quan chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
I
|
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch
vụ logistics.
|
1
|
Nghiên cứu, áp dụng triệt để, có hiệu
quả các chính sách, pháp luật quy định về phát triển dịch vụ logistics; kiểm
tra, rà soát và ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics cho
phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh.
|
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động
logistics
|
Sở
Công Thương; các đơn vị liên quan
|
Các Sở, Ban ngành liên quan và UBND
các huyện, thành phố, thị xã, Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, các
doanh nghiệp.
|
2021-2025
|
2
|
Phổ biến, tuyên truyền về các cam kết
quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics.
|
Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp
về các cam kết quốc tế liên quan đến logistics để áp dụng đúng các cam kết.
|
Sở
Công Thương
|
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công
Thương, Báo, Đài, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh
|
2021-2025
|
3
|
Nghiên cứu, áp dụng và xây dựng
chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương
|
Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát
triển dịch vụ logistics tại địa phương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế
- xã hội của từng địa phương.
|
Sở
Công Thương; các đơn vị có liên quan
|
Các Sở, Ban ngành liên quan, Ban quản
lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh.
|
2021-2025
|
4
|
Đề xuất xây dựng Phương án hoạt động
Trung tâm logistics trên cơ sở kết nối Cảng biển nước sâu Chân Mây và Ga hàng
hóa Cảng hàng không Phú Bài, KKT Chân Mây Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài và
các khu vực liên quan.
|
xây dựng phương án hoạt động Trung
tâm logistics
|
Sở
Công Thương; các đơn vị có liên quan
|
|
2021
|
II
|
Đầu tư hạ tầng logistics
|
1
|
Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm
bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát
triển dịch vụ logistics
|
Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về
giao thông vận tải phù hợp với chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, kho ngoại quan
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Công Thương
|
2021-2025
|
2
|
Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy
mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics
|
Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu
hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Các Sở, ban ngành, UBND các huyện,
thành phố, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tỉnh
|
2022
|
3
|
Tăng cường hợp tác với các đối tác
trong và ngoài nước để phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng logistics
|
Phát triển, mở rộng kết nối hạ tầng
logistics với các nước trong khu vực trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây
nhằm phát triển vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh
|
Sở Giao
thông vận tải
|
Các Sở, ban ngành, UBND các huyện,
thành phố, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
|
2021-2025
|
4
|
Đầu tư mở rộng hạ tầng logistics
khu vực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
|
Xây dựng công trình giao thông, kho
bãi, trung tâm dịch vụ logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối với
các nước Thái Lan, Lào
|
Ban
quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
|
Các Sở, Ban ngành và UBND huyện Phú
Lộc
|
2021-2025
|
5
|
Đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải
đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nhất là đối với hàng hóa quá cảnh
|
Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển
theo hình thức vận tải đa phương thức, vận tải xuyên
biên giới, quá cảnh
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Các doanh nghiệp
|
2021-2025
|
6
|
Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn
với thương mại điện tử
|
Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm
đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử
|
Sở
Công Thương; Sở Giao thông Vận tải.
|
UBND các huyện, thành phố và BQL
KKT, CN tỉnh
|
2021-2025
|
7
|
Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng
trung tâm logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
|
Hình thành trung tâm logistics loại
II, đóng vai trò kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các nước trên hành lang kinh tế Đông - Tây và các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên.
|
Ban
quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
|
Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu
tư; các đơn vị liên quan
|
2021-2025
|
8
|
Kêu gọi đầu tư các trạm trung chuyển
hàng hóa tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp
|
Hình thành các trạm trung chuyển
hàng hóa phục vụ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
|
Sở Công Thương, các đơn vị liên
quan
|
2021-2025
|
III
|
Nâng cao
năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.
|
1
|
Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp
một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến
|
Doanh nghiệp một số ngành áp dụng
mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động
logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và
các công nghệ mới trong logistics
|
Sở
Công Thương, các sở, ban, ngành liên quan
|
Các doanh nghiệp
|
2021-2025
|
2
|
Ưu tiên ngân sách hỗ trợ nghiên cứu,
ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển dịch vụ
logistics và xã hội hóa nguồn lực phát triển dịch vụ logistics
|
Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ
mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch
vụ logistics
|
Sở
Khoa học và Công nghệ
|
Sở Tài chính; Sở kế hoạch và Đầu
tư; Sở Nội vụ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
2021-2025
|
3
|
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp
liên quan đến hoạt động logistics
|
Doanh nghiệp nâng cao trình độ,
năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến
hoạt động logistics
|
Sở
Công Thương
|
Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương; các doanh nghiệp
|
2021-2025
|
IV
|
Phát triển
thị trường dịch vụ logistics.
|
1
|
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch
vụ logistics
|
Đăng cai tổ chức và tham gia các hội
thảo, hội chợ, triển lãm về logistics; tham gia các hội
chợ, triển lãm về logistics và tổ chức trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác.
|
Sở
Công Thương
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở,
Ban ngành liên quan; các doanh nghiệp
|
2021-2025
|
2
|
Hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác,
mở rộng nguồn hàng cho Cảng Chân Mây
|
Nâng cao lưu lượng hàng hóa qua Cảng
Chân Mây, phấn đấu xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành đầu mối
thu gom và trung chuyển hàng hóa trong khu vực.
|
Ban
Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
|
Sở Giao thông vận tải; Sở Công
Thương
|
2021-2025
|
V
|
Nâng cao nhận
thức và chất lượng nguồn nhân lực
|
1
|
Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics
|
Đào tạo nghề về logistics tương
thích với trình độ chung của cả nước và khu vực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và các cơ sở có tham gia giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có định hướng triển
khai đào tạo nghề liên quan đến logistics
|
Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải,
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đại học Huế; các cơ sở đào tạo nghề; các
DN
|
2021-2025
|
2
|
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
về logistics cho cán bộ, công chức ở các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố.
|
Tổ chức đào tạo cơ bản về logistics
cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước
để có thể vận dụng trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình
|
Sở
Công Thương
|
Các Sở, Ban ngành và UBND các huyện,
thành phố
|
2021-2025
|
PHỤ LỤC II
VỊ TRÍ KÊU GỌI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
Địa
điểm
|
Diện tích dự kiến
|
Hiện
trạng sử dụng đất
|
Quy
hoạch liên quan (kèm theo chi tiết Quyết định phê duyệt)
|
|
Huyện
Phú Lộc
|
1
|
Thôn Bát Sơn, đối diện Trạm dừng
nghỉ tại khu đất có số thửa 54;77;31;81 Tờ bản đồ 49;50, Xã Lộc Điền
|
|
|
Theo QH Nông thôn mới là Đất cơ sở
sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ
|
2
|
Khu đất có số thửa 184 Tờ bản đồ
35, Xã Vinh Hiền
|
|
|
Theo quy hoạch chung đô thị mới là
đất bến xe
|
3
|
Bến xe liên tỉnh Vinh Hưng có số thửa
63 Tờ bản đồ 58
|
|
|
Theo quy hoạch nông thôn mới là đất
sản xuất kinh doanh
|
|
Huyện
Phú Vang
|
1
|
Cảng Thuận An, thị trấn Thuận An
|
696.160
m2
|
|
Quyết định 960/QĐ-UBND ngày
13/4/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu vực Cảng Thuận
An, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
|
|
Huyện
Phong Điền
|
1
|
Điểm giao của tỉnh lộ 9, tỉnh lộ
11B và đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn
|
20.000
m2
|
|
Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới
xã Phong Xuân đến năm 2020 đã được phê duyệt, khu vực này được quy hoạch là đất
nông nghiệp
|
2
|
Khu đất nằm gần điểm giao của tỉnh
lộ 9 và đường sắt Bắc Nam. Khu vực này ở trung tâm huyện Phong Điền, gần Khu
Công nghiệp Phong Điền và ga đường sắt Phong Điền.
|
20.000
m2
|
|
Theo quy hoạch chung đô thị Phong
Điền đến năm 2030 đã được phê duyệt, khu vực này được quy hoạch là đất công
trình công cộng
|
3
|
Khu đất nằm bên cạnh đường cứu hộ cứu
nạn thị trấn Phong Điền - Điền Lộc, cách điểm giao với đường ven biển tỉnh Thừa
thiên Huế khoảng 1km
|
20.000
m2
|
|
Theo quy hoạch chung đô thị mới Điền
Lộc đến năm 2030 đã được phê duyệt, khu vực này được quy
hoạch là đất dự trữ phát triển đô thị
|
|
Thị
xã Hương Trà
|
1
|
Khu đất tại TDP Bồn Trì, phường
Hương An (dọc đường tránh phía Tây thành phố Huế, khu vực giáp ranh giới phường
Hương Chữ)
|
144.650
m2
|
|
Theo Quy hoạch nông thôn mới Hương
An đến năm 2020 quy hoạch là đất dịch vụ, đất trồng lúa, đất trồng rừng. Theo
quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch đất
công viên cây xanh, thể dục thể thao
|
2
|
Khu đất tại TDP Giáp Nhất, phường
Hương Văn (gần ngã 3 đường Tránh phía Tây và đường QL1A)
|
14.944
m2
|
|
Theo quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Tứ Hạ mở rộng tại Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế và Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 quy hoạch đất dịch vụ thương mại
|
3
|
Khu đất tại TDP 9, phường Tứ Hạ (cạnh
nhà máy Oxi- Nitơ Tứ Hạ)
|
42.191
m2
|
|
Theo quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Tứ Hạ mở rộng tại Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế quy hoạch đất đầu mối. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch đất ở
|
4
|
Khu đất tại TDP Giáp Nhất, phường
Hương Văn (phía sau dự án Trung tâm ô tô của Công ty Trường Hải
|
156.054
m2
|
|
Theo quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Tứ Hạ mở rộng tại Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế được quy hoạch là đất ở; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 một phần là đất ở và một phần đất
thương mại dịch vụ
|
5
|
Khu đất tại Tổ dân phố Liễu Nam,
phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. (ngã tư đường Tránh phía Tây thành phố
Huế và đường Lê Thuyết)
|
20.000m2
|
|
Theo Quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Tứ Hạ mở rộng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1868/QĐ-UBND
ngày 3/9/2009 thì khu đất nói trên được quy hoạch đất cây xanh, công viên, thể
dục thể thao
|
|
Huyện
A Lưới
|
1
|
Bến xe A Lưới tại thôn A Ngo, xã A
Ngo
|
1.200
m2
|
Hiện đang sử dụng đất dành cho Bến
xe và chợ tạm A Lưới
|
Theo quy hoạch chung đô thị A Lưới
mở rộng tại Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế phê duyệt quy hoạch đô thị A Lưới mở rộng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 thì đất là đất bến xe A Lưới với diện
tích 11.400 m2
|
2
|
Khu đất dịch vụ thương mại (ký hiệu
DVTM) - tại khu vực ngã 3 giao đường Hồ Chí Minh với đường lên cửa khẩu A
Đớt
|
10.000
- 15.000m2
|
Hiện trạng chủ yếu là đất ở, đất
công cộng, đất trồng cây công nghiệp
|
Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu
kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-TTg ngày 24/8/2012
|
3
|
Khu đất thương mại công nghiệp (ký
hiệu TMCN1)
|
10.000m2
|
Hiện trạng chủ yếu là đất trồng cây
công nghiệp
|
|
Thị
xã Hương Thủy
|
1
|
Khu đất chỉnh trang thuộc quy hoạch
khu Công nghiệp Phú Bài (mặt tiền đường tránh Huế, cách Cầu Vượt Thủy Phù khoản
200m thuộc xã Thủy Phù thị xã Hương Thủy); phía Nam giáp huyện Phú lộc, phía
bắc giáp Khu công nghiệp Phú Bài, phía đông giáp huyện Phú Vang, phía tây
giáp xã Phú Sơn.
|
11.1000
m2
|
|
|
2
|
Khu Công nghiệp Phú Bài giai đoạn
IV đợt 1, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
|
|
|
Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết
định số 1316/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh
Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
|
|
Khu
kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
|
1
|
Khu trung tâm tiếp vận, hàng hóa và
thương mại dịch vụ đầu mối
|
1.200.000
m2
|
Hiện trạng chủ yếu đất trồng lúa, đất
lâm nghiệp, nông nghiệp, đất ở, đất màu và các loại đất khác.
|
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008
|
2
|
Khu trung tâm hàng hóa ký hiệu KT-1
và KT-2
|
402.000
m2
|
Khu đất do nhà nước quản lý và đã
hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
|
Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ
1/2000) cảng Chân Mây đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2063/QĐ-UBND ngày 29/10/2010
|