Kế hoạch 153/KH-UBND về cải thiện Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của thành phố Cần Thơ năm 2022
Số hiệu | 153/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Trần Việt Trường |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 12 tháng 7 năm 2022 |
Ngày 25 tháng 5 năm 2022, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR-INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021. Theo kết quả công bố, Chỉ số PAR-INDEX năm 2021 của thành phố Cần Thơ đạt 84,97%, xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố cả nước, tăng 1,21%, giảm 14 bậc so năm 2020 (hạng 37); Chỉ số SIPAS năm 2021 đạt 85,54%, xếp hạng 48/63, tăng 1,4%, giảm 10 bậc so với năm 2020 (hạng 38). Ngày 10 tháng 5 năm 2022, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, theo đó Chỉ số PAPI năm 2021 của Cần Thơ đạt 41,23 điểm, xếp hạng 42/60 tỉnh, thành phố, giảm 1,65 điểm và 13 bậc so với năm 2020 (hạng 29).
Các chỉ số năm 2021 nêu trên của Cần Thơ mặc dù có cải thiện điểm số nhưng đều giảm về thứ hạng. Để cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC) trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch cải thiện Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI của thành phố Cần Thơ, như sau:
1. Mục đích
a) Cải thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nội dung của Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI;
b) Duy trì và tiếp tục nâng cao các nội dung của Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI đã đạt được kết quả và điểm số tốt;
c) Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành về Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI.
2. Yêu cầu
a) Kế hoạch được triển khai đồng bộ ở các cấp chính quyền. Quá trình thực hiện cân kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các sở, ban, ngành thành phố với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận, huyện, xã, phường, thị trấn; xác định cải thiện và nâng cao các Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã;
b) Các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan chủ trì các nhiệm vụ, giải pháp, đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc xác định các Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAPI;
c) Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện công tác CCHC năm 2022;
d) Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu cải thiện Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAPI, có biện pháp khắc phục và tổ chức triển khai có hiệu quả việc nâng cao các chỉ số này của thành phố trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thành phố Cần Thơ thuộc nhóm 25 tỉnh, thành phố về Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAPI năm 2022 và những năm tiếp theo.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Theo Phụ lục I, II, III đính kèm Kế hoạch này.
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, đơn vị sự nghiệp cấp thành phố; cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ quan, đơn vị) tập trung thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Trên cơ sở nội dung Kế hoạch, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình địa phương, đơn vị cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch chủ động triển khai, thực hiện theo nhiệm vụ và thẩm quyền. Trong kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị cần phân công rõ trách nhiệm, vai trò người đứng đầu và giữa các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc để có cơ sở kiểm tra, đôn đốc kết quả thực hiện của các đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Kế hoạch này, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình (lưu ý cần ban hành kế hoạch trước ngày 31 tháng 7 năm 2022 và gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục I, II, III; tổng hợp kết quả thực hiện theo ngành, lĩnh vực gửi các sở, ngành chủ trì;
b) Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra công vụ, tăng cường kiểm tra đột xuất tại địa phương, cơ quan, đơn vị trực thuộc; chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Giải trình và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả khảo sát chỉ số PAPI tại các ấp, khu vực thuộc địa bàn dân cư do quận, huyện quản lý.
3. Giao Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc (nếu có).
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân thành phố giao làm cơ quan chủ trì, tham mưu thực hiện các nhiệm vụ cải thiện các Chỉ số PAR-INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện các chỉ số nội dung, chỉ số thành phần của các chỉ số tại Phụ lục I, II, III kèm theo Kế hoạch này đảm bảo các nội dung sau:
a) Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, đơn vị năm 2022;