Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 về phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2022-2024 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 153/KH-UBND
Ngày ban hành 07/07/2021
Ngày có hiệu lực 07/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 07 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2022 - 2024

Thực hiện Công văn số 2143/BGDĐT-KHTC ngày 25/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc thực hiện xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2022 - 2024, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Năm 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 2,09% (tốc độ tăng tuy không đạt kế hoạch nhưng trong bối cảnh ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh thì đây là một sự cố gắng lớn), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 3,06%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,35%, dịch vụ tăng 1,54%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,04%. Năm 2021 xác định phương châm hành động của năm 2021: “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”, tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu năm 2021 đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn từ 7 - 7,5%.

Triển khai hỗ trợ xây dựng 05 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; đã đánh giá, phân hạng được 12 sản phẩm OCOP, trong đó 04 sản phẩm 04 sao, 08 sản phẩm 03 sao. Đã bố trí 4 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ triển khai thực hiện chính sách đặc thù về khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Dịch tả lợn Châu Phi cơ bản đã được kiểm soát nhưng việc tái đàn lợn còn chậm do dịch đã tái phát trở lại tại một số nơi và nguồn giống lợn khan hiếm, giá tăng cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa sâu rộng, đạt kết quả quan trọng. Năm 2020 có thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3 xã so với kế hoạch; có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2021 phấn đấu có ít nhất 15 sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, trong đó có 5-10 sản phẩm đạt 3 sao và có 2-3 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh; xây dựng thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, mỗi huyện, thành phố hoàn thành xây dựng 2 - 3 khu dân cư kiểu mẫu.

Dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng với các giải pháp quyết liệt, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 là 7.218 tỷ đồng, đạt 123,1% so với dự toán Trung ương giao, đạt 117,4% so với dự toán tỉnh giao, bằng 103,2% cùng kỳ. Trong đó thu nội địa 2.930.001 triệu đồng, đạt 118,8% so với dự toán Trung ương giao, đạt 106,5% dự toán tỉnh giao, bằng 91,6% cùng kỳ; thu hoạt động xuất nhập khẩu 4.285.155 triệu đồng, đạt 126% dự toán, bằng 115,7% cùng kỳ. Năm 2021 phấn đấu vượt tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo dự toán được giao là 5.835 tỷ đồng.

Đã chi hỗ trợ nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được 198.878 người với 163,89 tỷ đồng; hỗ trợ một số nhóm đối tượng theo chính sách riêng của tỉnh được 1.762 người với 1.837 triệu đồng. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 với số tiền và hiện vật trị giá 16,2 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn 7,88%, giảm 3,01% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.

Trong tổng số 18 chỉ tiêu chủ yếu năm 2020, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra; có 04 chỉ tiêu không đạt (tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GRDP bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương).

GDĐT tiếp tục có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục được duy trì:

Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020, bảo đảm tuyệt đối an toàn, đúng quy chế trong tất cả các khâu, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Lạng Sơn đạt 97,09% tăng 6,75% so với năm 20191. Cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa CSVC các trường học.2 Công nhận thêm 28 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn lên 239 trường; trong năm học 2019 - 2020 sáp nhập được 10 cặp trường, 54 điểm trường, 62 trường đã thực hiện đổi tên sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Rà soát sắp xếp lại hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), hiện số trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh là 97 trường ở cấp tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS). Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm đã huy động được trên 18 tỷ đồng; tuyên truyền vận động Nhân dân hiến 4.700 m2 đất để xây dựng trường, lớp học; huy động gần 100.000 ngày công lao động...

Ngân sách chi thường xuyên giáo dục giao trong thời kỳ ổn định chiếm 30,86% chi thường xuyên toàn tỉnh3.

Dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nhất định đến ngành giáo dục trên địa bàn. Việc giãn tiến độ chương trình khung dạy và học theo quy định chung của Bộ GDĐT, việc thực hiện các đề án, dự án, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các lớp liên kết đào tạo cũng bị tác động; quá trình dạy và học phát sinh thêm nhiều chi phí trong công tác tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh...

* Thuận lợi: cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ GV cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.

* Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng CSVC mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao (năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo chiếm còn 7,88%) dẫn đến khó khăn trong huy động học sinh (HS) đi học và huy động xã hội hóa. Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu, chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho GDĐT còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT năm 2020, ước thực hiện kế hoạch năm 2021

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2020 - 2021

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch 2020 - 2021

Thực hiện 2020 - 2021

Kết quả

1

Tổng số HS

 

 

 

 

-

Nhà trẻ

Trẻ

13.003

13.234

đạt

-

Mẫu giáo

Học sinh

44.060

44.030

chưa đạt

-

TH

Học sinh

74.500

75.851

đạt

-

THCS

Học sinh

46.573

50.271

đạt

-

THPT

Học sinh

23.501

23.561

đạt

2

Tỷ lệ huy động

 

 

 

 

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

43,45

44,76

đạt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

99,86

99,31

chưa đạt

-

TH (đúng độ tuổi)

%

99,8

100,08

đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

99,6

97,68

đạt

3

Phổ cập giáo dục

 

 

 

 

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục MN trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục TH, THCS

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50

52,5

đạt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch)

Trường

252

239

chưa đạt

Nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt: đối với giáo dục MN, do một số huyện còn thiếu lớp học nên chưa huy động được trẻ tới lớp; đối với giáo dục phổ thông do học sinh bỏ học, một số HS THCS, THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển mới vào đầu cấp, số HS chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2020 - 2021 (theo Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

2.2.1. Đối với 09 nhiệm vụ trọng tâm

a) Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT

- Kết quả đạt được

Tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ưu tiên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; đảm bảo quy mô và khoảng cách phục vụ của các cơ sở giáo dục phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học. UBND tỉnh ban hành các Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ, sáp nhập các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT4. Tính đến ngày 03/8/2020, sáp nhập được 10 cặp trường, 54 điểm trường5; 62 trường đã thực hiện đổi tên sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hệ thống trường chuyên biệt được củng cố và mở rộng với 109 trường, trong đó có 97 trường PTDTBT; 11 trường PTDTNT (01 trường THPT dân tộc nội trú, 07 trường dân tộc nội trú THCS, 03 trường dân tộc nội trú THCS&THPT) và trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Về cơ bản mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu học tập của HS các dân tộc trong tỉnh, bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi, dân cư phân tán nên vẫn còn nhiều điểm trường lẻ (toàn tỉnh có 920 điểm trường lẻ cấp MN và TH). CSVC còn nhiều hạn chế, đường giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến công tác dạy, học và quản lý của các cơ sở giáo dục. Nhiều điểm trường chưa thể sáp nhập do khoảng cách xa so với trường chính, đặc biệt một số điểm trường sát đường biên giới rất cần duy trì để bà con nhân dân an tâm sinh sống, tham gia bảo vệ biên giới.

- Hạn chế, khó khăn: công tác quản lý các nhà trường đối với trường liên cấp TH và THCS, các điểm trường lẻ gặp khó khăn: việc tổ chức các hoạt động giáo dục đối với các trường liên cấp sau khi sáp nhập ở một số nội dung còn lúng túng, thiếu sự chủ động gây khó khăn cho công tác tổ chức hoạt động dạy học; việc bố trí giáo viên dạy liên trường gặp khó khăn do không cùng địa bàn, ngược tuyến di chuyển.

[...]