Công văn 2143/BGDĐT-KHTC năm 2021 thực hiện xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 về kế hoạch ngân sách 3 năm 2022-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2143/BGDĐT-KHTC
Ngày ban hành 25/05/2021
Ngày có hiệu lực 25/05/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Kim Sơn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2143/BGDĐT-KHTC
V/v thực hiện xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán NSNN năm 2022 và KHNS 3 năm 2022-2024

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030; thực hiện Chỉ thị hằng năm của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và dự toán ngân sách năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh, thành phố (sau đây gọi là địa phương) với các nội dung như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2020 và ước thực hiện kế hoạch năm 2021

1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và ước thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn lực thực hiện (thuận lợi, khó khăn; cân đi thu, chi ngân sách, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trên tổng chi ngân sách địa phương; tình hình b trí ngân sách để thực hiện các dự án ln của ngành, địa phương,...). Trong đó đặc biệt lưu ý đánh giá về tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Phân tích, đánh giá, nhận định những thuận lợi, khó khăn, thách thức; tác động của kinh tế - xã hội đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển giáo dục, đào tạo của địa phương.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2020, ước thực hiện kế hoạch năm 2021

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

- Đánh giá chung tình hình thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến giáo dục đào tạo[1];

- Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục, đào tạo (số lượng, chất lượng của các bậc học từ mm non đến đại học); Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2020-2021 (các chỉ tiêu đã thực hiện tăng/giảm so với năm học trước (2019-2020 và so với kế hoạch năm 2021-2022 đã đề ra, trong đó ngoài đánh giá các chỉ tiêu về số lượng (quy mô, số trường, số lớp,..) cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học (tỷ lệ nhập học, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn; tỷ lệ trường đạt điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục; tỷ lệ trường đạt chuẩn,...); chỉ tiêu đặc thù do Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2020-2021 (theo Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2.2.1. Đối với các nhóm nhiệm vụ chủ yếu:

Đánh giá tình hình thực hiện từng nhiệm vụ theo các mục (i) kết quả thực hiện; (ii) hạn chế, tồn tại, khó khăn; (iii) kiến nghị và đề xuất.

a) Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo: đánh giá tổng quan mạng lưới cơ sở giáo dục, quy mô học sinh, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc địa phương quản lý); đánh giá tình hình thực hiện rà soát, sp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học có quy mô nhỏ, chất lượng giáo dục chưa cao để tập trung đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

b) Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Đánh giá chung tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu trình độ giáo viên, giảng viên theo cấp học, giải pháp khắc phục; việc xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; việc rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên; bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế; công tác tuyển dụng vào biên chế đi với các giáo viên hợp đồng lao động theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP (do Nghị định số 105/2020/NĐ-CP chỉ cho phép HĐLĐ đến hết năm 2021); đối với các tỉnh thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; việc thực hiện hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục; việc tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ nhà giáo...)

c) Công tác phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục th chất cho học sinh, sinh viên.

d) Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ngoại ngữ: Đánh giá tình hình triển khai cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; bảo đảm cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, nhất là giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu và tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ và tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dân.

đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Đánh giá việc chuyển đổi số, đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển, phương thức giáo dục, đào tạo trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng; tình hình thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; tiếp tục hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên; triển khai kết nối liên thông dữ liệu, tích hợp cơ sở dữ liệu ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia; việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành. Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo phương thức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường; việc huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói; xây dựng và triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

e) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục: Đánh giá việc đẩy mạnh việc phân cấp quản lý và thực hiện quyn tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục; việc rà soát và bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; việc thực hiện việc công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định;...

g) Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo: Đánh giá mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh thí điểm tại địa phương; tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của địa phương; phát triển các chương trình hợp tác trao đổi học sinh, giáo viên với các trường nước ngoài; việc quản lý các trường có yếu tố nước ngoài và sự hợp tác của các trường với cơ sở giáo dục quốc tế; kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý giáo dục của các địa phương và các cơ quan, cơ sở giáo dục đào tạo của nước ngoài;

h) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo:

- Đánh giá việc rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, nhất là lớp 1 từ năm học 2020 - 2021;

- Tình hình và kết quả triển khai Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;

- Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Tình hình và kết quả thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng phòng học để thay thế các phòng học tạm thời, phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn, thuê; việc xây dựng các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia...;

- Tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020.

i) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao: Đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của các cơ sở giáo dục chuyên, cơ sở giáo dục, đào tạo chất lượng cao; việc chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; việc gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, thực tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp;

[...]