Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1528/KH-UBND triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 1528/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2019
Ngày có hiệu lực 12/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1528/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 12 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Ngày 20/11/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 4855/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Thực hiện Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong đó chỉ tiêu giải quyết việc làm giao cho các huyện, thành phố.

Để triển khai các hoạt động đúng mục đích và mang lại hiệu quả đối với công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2019. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đào tạo nghề cho lao động nhằm nâng cao chất lượng cho người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đào tạo theo nhu cầu của người lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thị trường để đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Đảm bảo cho người lao động tìm được việc làm ổn định nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội.

2. Yêu cầu:

- Đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu của người lao động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đảm bảo chất lượng hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định trong công tác đào tạo nghề.

- Đào tạo nghề - giải quyết việc làm là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các trường dạy nghề, các doanh nghiệp; yêu cầu phi có sự đồng thuận, phối hợp thống nhất hành động.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động với doanh nghiệp, giữa người học với các trường, trung tâm đào tạo nghề đảm bảo cho người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề và tìm được việc làm phù hợp.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể để đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm và cgiai đoạn theo Kế hoạch từ nay đến năm 2020.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

II. KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU GIAO

1. Giải quyết việc làm cho 15.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 150 người.

2. Đào tạo nghề cho 8.500 lao động trong đó đào tạo nghề dài hạn 1.250 người, đào tạo nghề ngn hạn 7.250 người (tổ chức đào tạo nghề cho 2.600 lao động nông thôn).

3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,16% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bng cấp, chứng chỉ đạt 23,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 42,9%).

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn các chính sách về hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề và tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chđạo các cơ sở dạy nghề kiểm tra, rà soát thiết bị dạy nghề còn thiếu theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đánh giá đúng việc sử dụng thiết bị vào dạy nghề; điều tra nhu cầu học nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị phù hợp; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS và THPT; đào tạo nghề gắn với thực hành tạo “đầu ra” cho người học; đào tạo những nghề thiết thực với lao động nông thôn.

2. Tập trung lãnh đạo, chđạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động các địa phương trong tỉnh vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập, ổn định cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tăng cường an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Đ ra các nội dung, giải pháp, tiến độ thời gian và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đthực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm - đào tạo nghề cho người lao động đảm bảo thống nhất, đng bộ, hiệu quả.

4. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có trách nhiệm, vai trò quan trọng trong việc tham gia đóng góp nguồn lực vào quá trình đào tạo nghề và đảm bảo việc làm ổn định cho người học sau khi được đào tạo và giải quyết đầu ra của sản phẩm.

5. Tăng cường thông tin quảng bá uy tín, chất lượng và tư vấn tìm việc làm sau đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, tạo dựng được thương hiệu nơi đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của tỉnh.

6. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực dạy nghề; Tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lực, quản lý đào tạo nghề. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là cơ sở ngoài công lập tổ chức đào tạo theo đúng Luật Giáo dục nghề nghiệp.

[...]