Kế hoạch 70/KH-UBND thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Số hiệu 70/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2023
Ngày có hiệu lực 07/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 14/01/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND Thành phố thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.

- Nâng cao nhận thức của xã hội, người dân, lực lượng lao động và cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững của doanh nghiệp; tạo sự đồng thuận, vào cuộc của doanh nghiệp, người lao động trong thực hiện chính sách đào tạo nghề góp phần tích cực chuyn dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ hội nhập và ứng dụng khoa học công nghệ 4.0.

2. Yêu cầu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách của Nhà nước, Thành phố về học nghề; Lợi ích từ việc học nghề gắn với việc làm, đáp ng nhu cầu của thị trường lao động đthu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô đối với công tác giáo dục nghề nghiệp.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với chương trình phát kinh tế xã hội của Thành phố và từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm bn vững cho người lao động; ng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau đại dịch và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

II. CHỈ TIÊU

1. Tuyển sinh và đào tạo khoảng 230.000 lượt người (trong đó chia theo trình độ: cao đẳng: 25.500, trung cấp: 28.500, sơ cấp và dưới 3 tháng: 176.000).

2. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào đạt 73,2%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 52,5%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Thành phố về phát triển nguồn nhân lực, về giáo dục nghề nghiệp để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của giáo dục nghề nghiệp đối với sự nghiệp phát triển bền vững của doanh nghiệp, chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào các hoạt động đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xây dựng tin, bài, chuyên mục trên báo chí; tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung tuyên truyền trên đài truyền thanh cơ sở về giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, Tuần lễ Kỹ năng nghề... Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường các hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp” năm 2023, cung cấp những thông tin hướng nghiệp cn thiết cho học sinh, phụ huynh và Nhân dân, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

2. Rà soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

- Tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2025”, Đề án rà soát, sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp), kịp thời xử lý các vi phạm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ các nguồn: Ngân sách Thành phố đầu tư có trọng điểm, nguồn xã hội hóa, hợp tác với doanh nghiệp... đtiếp cận với công nghệ sản xuất của thị trường, doanh nghiệp và từng ngành nghề đặc thù; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển sinh, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 04/12/2018 của UBND Thành phố về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phthông giai đoạn 2018- 2025” theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố; Tạo điều kiện thuận lợi thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề trình độ trung cấp tại các trường trung cấp, cao đng trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở GDNN tiếp cận học sinh tại các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đgiới thiệu, tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, góp phần thúc đy công tác phân lung cho học sinh tt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề.

4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Gắn đào tạo với giải quyết việc làm

- Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, của người sử dụng lao động; Gắn chất lượng đào tạo nghề với ng dụng công nghệ, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Đào tạo gắn với chương trình phát kinh tế xã hội của Thành phố và từng địa phương, góp phần chuyn dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tăng cơ hội tìm kiếm việc làm bền vững cho người lao động.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm cho lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động, ổn định vị trí việc làm và tăng thu nhập sau đào tạo của lao động, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

[...]