Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2018
Ngày có hiệu lực 09/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lý Vinh Quang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 09 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THEO HƯỚNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế theo hướng có hiệu quả, thiết thực phù hợp xu hướng phát triển chung, để hội nhập kinh tế trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt nâng cao nhận thức của các Sở, ngành, các huyện, thành phố đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó cần tập trung cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương và chức năng, nhiệm vụ được giao của từng Sở, ngành, các huyện, thành phố và doanh nghiệp.

- Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng đơn giản, minh bạch. Đồng hành, hỗ trợ giúp doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân ổn định an sinh xã hội.

- Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của tỉnh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất trong nước, quốc tế; nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

2. Yêu cầu

- Công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các Sở, ban, ngành, các huyện thành phố, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

- Định kỳ rà soát, bảo đảm thực thi nghiêm túc các Hiệp định thương mại tự do (FTA); đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết FTA cũng như chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ- CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/ 5/ 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/ 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25/ 4/ 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/ 11/ 2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

2. Rà soát thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra tại Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và các Kế hoạch: Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 06/5/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 46-CTr/TU ngày 20/3/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Kế hoạch 52/KH-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Chú trọng lồng ghép việc thực thi các nhiệm vụ vào chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng cơ quan đơn vị, các huyện, thành phố phù hợp với điều kiện thực tế.

3. Nghiên cứu ban hành các biện pháp cụ thể thực thi các quy định của pháp luật và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thể thức, đáp ứng yêu cầu quản lý; hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của pháp luật và cam kết trong các FTA, đặc biệt là cơ hội và thách thức từ các FTA, cách thức tận dụng các cam kết FTA trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị, nắm bắt và giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; quan tâm công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư đối với mọi loại hình doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong tiếp cận các nguồn lực của nhà nước. Đề ra nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX của tỉnh gắn với nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Trong đó cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

5. Tăng cường phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ động ứng phó với các rào cản thương mại tại thị trường xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp và hiệp hội chủ động sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước và phòng tránh tranh chấp thương mại. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để đồng hành cùng doanh nghiệp địa phương trong các vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến hàng xuất khẩu.

6. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao kiến thức và năng lực cho các cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong việc triển khai, thực thi các cam kết quốc tế.

7. Chủ động nắm bắt sự quan tâm, mức độ sẵn sàng và năng lực sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương để giúp định hướng, tranh thủ tận dụng các FTA; chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương; chủ động đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường hơn nữa công tác thông tin, dự báo về các vấn đề mới của hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán FTA, đặc biệt là đặc biệt là hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Rà soát định kỳ, đảm bảo thực thi nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập quốc tế về kinh tế; Vận hành thông suốt, nhịp nhàng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các thành viên của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tỉnh; kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao kiến thức và năng lực cho các cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong việc xây dựng chính sách, triển khai thực hiện các hiệp định thương mại cũng như thực thi các cam kết quốc tế.

- Tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác hội nhập trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ phát sinh trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương theo yêu cầu.

2. Các Sở, ban, ngành; UBND huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động cụ thể hóa thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đề ra tại Quyết định số 1560/QĐ- UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Chương chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/ 7/2014 của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và các Kế hoạch: Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 06/5/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 46-CTr/TU ngày 20/3/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Kế hoạch 52/KH-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó chú trọng rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ phù hợp với thực tế theo Danh mục kèm theo Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh.

[...]