Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2020

Số hiệu 147/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2017
Ngày có hiệu lực 17/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hồ Tiến Thiệu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 17 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng chống ma túy đến năm 2020; căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống ma túy; phát huy thành tích, kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém; tổ chức rút kinh nghiệm để đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn ma túy; từng bước kiềm chế sự gia tăng, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy tới mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn, trường học, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy được phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân.

3. Số vụ phạm tội sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy từ mức độ nghiêm trọng trở lên được phát hiện, xử lý tăng hơn 5% so với năm trước; triệt xóa từ 10 - 15% số điểm, tụ điểm về ma túy mỗi năm; không để phát sinh các tụ điểm phức tạp về ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn, không để hình thành các điểm sản xuất trái phép chất ma túy; tích cực phát hiện, phá nhổ 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy, ngăn chặn, làm giảm diện tích trồng so với năm trước.

4. Phấn đấu mỗi năm có hơn 1% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi diện quản lý, hạn chế tối đa phát sinh người nghiện mới; giảm hơn 1% số xã, phường, thị trấn có ma túy so với năm trước; đến năm 2020 có hơn 20% số xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy giảm mức độ phức tạp so với năm 2015; hàng năm mỗi huyện, thành phố xây dựng được 01 mô hình điểm về phòng chống tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý; 80% số người nghiện và sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; cơ sở cai nghiện đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cai nghiện ma túy.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy trên địa bàn; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về ma túy sâu rộng trong quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức, trên tất cả các phương tiện truyền thông, tập trung truyền tải các nội dung cần thiết, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng loại địa bàn cụ thể, hậu quả, tác hại của việc sử dụng ma túy, cách nhận biết và xu hướng sử dụng các loại ma túy tổng hợp, nhất là các loại ma túy mới phát hiện, mức độ tác hại đối với tính mạng, sức khỏe người sử dụng và nguy hiểm cho xã hội; hỗ trợ hoạt động và nhân rộng các mô hình phòng chống ma túy có hiệu quả tại cơ sở; quá trình tuyên truyền kết hợp với lồng ghép, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật, phát triển kinh tế, xã hội, phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.

2. Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai đấu tranh quyết liệt với các đường dây ma túy lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, tập trung ngăn chặn có hiệu quả các loại ma túy tổng hợp, nhất là ma túy đá từ Trung Quốc thẩm lậu vào địa bàn tỉnh. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy.

3. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp về ma túy, không để thất thoát, sử dụng sai mục đích các loại tiền chất, chất hướng thần và các dược phẩm có chứa chất ma túy; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp trồng trái phép cây có chứa chất ma túy; ngăn chặn, phòng ngừa, không để phát sinh, tồn tại các điểm sản xuất trái phép chất ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp.

4. Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả công tác rà soát, thống kê người nghiện ma túy; tổ chức phân loại, quản lý chặt chẽ người nghiện, hạn chế phát sinh người nghiện mới; tiếp tục đổi mới, mở rộng các hình thức, biện pháp dự phòng nghiện ma túy, cai nghiện và giảm tác hại cho người nghiện; hỗ trợ, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý người nghiện sau cai nghiện tại cộng đồng, phòng ngừa tái nghiện.

5. Tăng cường khả năng chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và mở rộng các hình thức, biện pháp xã hội phòng chống ma túy; huy động đa dạng các nguồn lực hợp pháp tham gia phòng, chống ma túy.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma túy

a) Nâng cao năng lực nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, nhất là các vụ án phức tạp, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng, chống ma túy theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trong đó ưu tiên tăng cường lực lượng, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách và bộ phận làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

c) Rà soát các nội dung có liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình thực tiễn. Tổ chức quản lý chặt chẽ những ngành, nghề dễ bị các đối tượng tội phạm ma túy lôi kéo, lợi dụng thực hiện các hoạt động phạm tội, các hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất ma túy, thuốc hướng thần và thuốc có chứa chất ma túy.

d) Đảm bảo các nguồn lực, có chính sách đãi ngộ thích đáng để động viên, khuyến khích việc tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy của các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội và cả hệ thống chính trị. Định kỳ có kế hoạch tổ chức điều tra cơ bản, rà soát, đánh giá tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy để điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống ma túy phù hợp với từng thời điểm và từng địa bàn.

đ) Áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, ưu tiên lĩnh vực đấu tranh, giám định chất ma túy và thống kê về phòng, chống ma túy.

2. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy

a) Xác định rõ vai trò, phân công trách nhiệm cụ thể của các cơ quan chủ trì, phối hợp và thống nhất nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy giữa các cơ quan chức năng. Tiến hành nghiên cứu, cải tiến phương pháp, nội dung, hình thức, xây dựng các chương trình tuyên truyền theo hướng chuyên sâu, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn cụ thể.

b) Xây dựng các chương trình, kế hoạch gia tăng thời lượng và đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền phòng, chống ma túy giữa các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Xây dựng các phóng sự, tin bài, hình ảnh và những thông tin phòng, chống ma túy cần thiết, nhằm tác động thường xuyên tới nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Kết hợp tuyên truyền trực tiếp với các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, trong đó chú ý vai trò của các tổ chức, cá nhân có uy tín, ảnh hưởng. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sinh động mang thông điệp về phòng, chống ma túy. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, tập trung vào các tầng lớp học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, đoàn viên công đoàn và nhân dân ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, nhất là những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

d) Hàng năm, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy từ tỉnh đến các huyện, thành phố, đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các trường học, dạy nghề được phân công trực tiếp thực hiện công tác này.

đ) Hỗ trợ tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống ma túy ở cấp cơ sở, tập trung cho các xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy. Trong đó, quan tâm, chú trọng việc triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy để phòng ngừa phát sinh phức tạp về tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy; bồi dưỡng nâng cao khả năng, trình độ nghiệp vụ cho lực lượng công an xã và các tổ chức đoàn thể về phòng, chống ma túy; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình có hiệu quả về phòng, chống ma túy.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh chống tội phạm về ma túy

[...]