Kế hoạch 1461/KH-UBND triển khai hoạt động nhằm bứt phá về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019

Số hiệu 1461/KH-UBND
Ngày ban hành 09/04/2019
Ngày có hiệu lực 09/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1461/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 09 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM BỨT PHÁ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2019

Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã và đang góp phần tích cực và quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 67-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2360/KH-UBND ngày 09/6/2015 của Ủy ban nhân dân (UBNĐ) tỉnh. Đồng thời, để tín dụng chính sách xã hội ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh Ninh Thuận xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm bứt phá về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tạo ra sự bứt phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội, tăng tính ổn định và bền vững, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ trung ương, tạo lập, bổ sung nguồn vốn ủy thác tại địa phương, tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), cho vay đúng đối tượng, đúng chính sách, thực hiện bình xét công khai, dân chủ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực, xâm tiêu, chiếm dụng vốn tín dụng chính sách.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị (BĐD-HĐQT) NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên BĐD-HĐQT NHCSXH cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã trong việc tổ chức triển khai, quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tại cơ sở.

Tăng cường hiệu quả quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua tập trung nâng cao chất lượng hoạt động nhận ủy thác cho vay của tổ chức chính trị xã hội các cấp; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại cơ sở, hoạt động của các Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nhất là đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, các hộ đi làm ăn xa, giảm lãi tồn đọng. Quan tâm, kịp thời lập hồ sơ đề nghị xử lý đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, tạo điều kiện cho hộ vay ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP

1. Mc tiêu

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp;

- Hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng được trung ương và tỉnh giao, không để tồn đọng, lãng phí vốn;

- Nợ quá hạn đến 31/12/2019 dưới 0,3%/tổng dư nợ;

- Số Tổ TK&VV xếp loại khá, tốt đạt từ 95% trở lên/tổng số Tổ; số hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm đạt trên 98%;

- Chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch tại các Đim giao dịch xã đạt từ loại khá trở lên;

- Chất lượng hoạt động tín dụng tại cấp xã xếp loại khá trở lên, không có xã xếp loại trung bình và yếu;

- Chất lượng hoạt động tín dụng tại cấp huyện, cấp tỉnh xếp loại khá trở lên, không có đơn vị xếp loại trung bình và yếu.

2. Gii pháp

a) Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 67-CT/TU ngày 23/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở. Cấp ủy cấp xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo UBND xã, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng thôn, Tổ TK&VV triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Chỉ thị 67-CT/TU tại địa phương.

b) Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn BĐD-HĐQT NHCSXH các cấp, bổ sung, thay thế thành viên kịp thời khi có sự thay đổi; bám sát Nghị quyết của HĐQT, BĐD-HĐQT cấp trên, chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam và UBND tỉnh để triển khai thực hiện phù hợp với địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên BĐD-HĐQT NHCSXH các cấp, nhất là thành viên BĐD cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã trong việc theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo địa bàn được phân công;

c) Tranh thủ nguồn vốn được cân đối từ trung ương, đẩy mạnh huy động vốn tại địa phương, cân đối, bố trí cấp bổ sung nguồn vốn ủy thác chuyển sang NHCSXH hàng năm từ cấp tỉnh, cấp huyện để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH các cấp tăng cường vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền nhất là cấp cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ đúng đối tượng, có hiệu quả, đảm bảo công khai, công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng, đồng thời thực hiện tốt quy trình, nghiệp vụ tín dụng để quản lý vốn chặt chẽ, bảo tồn nguồn vốn của nhà nước.

d) UBND cấp xã thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho vay. Tổ chức bình xét cho vay đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, đúng đối tượng thụ hưởng; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận và vay vốn tín dụng chính sách, hạn chế tín dụng đen. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề; định hướng cho hộ vay sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi gắn với hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội để đồng vốn đạt hiệu quả cao.

e) Rà soát, đánh giá lại từng nội dung công việc nhận ủy thác của Hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp, từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng hoạt động nhận ủy thác của tổ chức Hội các cấp. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị nhận ủy thác với chính quyền cơ sở, NHCSXH để tổ chức tốt công tác quản lý vốn tín dụng. Tập trung rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, xử lý dứt điểm Tổ xếp loại yếu, giảm số Txếp loại trung bình.

g) Căn cứ kết quả đối chiếu, phân loại nợ của khách hàng năm 2018, tập trung phân tích, đánh giá kỹ khả năng trả nợ của từng món vay quá hạn, nợ khoanh, món vay trên 3 tháng không hoạt động, món vay có lãi tồn đọng nhiều. Trên cơ sở đó, NHCSXH phối hợp với cấp ủy, UBND cấp xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng thôn, Tổ đôn đốc thu hồi nợ, T TK&VV triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ kiên quyết, phù hợp với từng món vay để thực hiện thu hồi.

h) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của BĐD-HĐQT NHCSXH các cấp, cấp ủy, chính quyền cơ sở, Hội đoàn thể nhận ủy thác, công tác tự kiểm tra nội bộ của NHCSXH để phát hiện, chỉnh sửa kịp thời sai sót, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của các chương trình tín dụng chính sách.

i) Tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trên Báo, Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, Trang thông tin điện tử của các Hội, Đoàn thể, Cổng thông tin điện tử các huyện, thành phố, hệ thống loa truyền thanh đến thôn, xã, Điểm giao dịch xã của NHCSXH, các buổi sinh hoạt chi hội, đoàn thể về chủ trương, chính sách tín dụng của Đảng, Chính phủ để người dân biết, tham gia vay vốn, đồng thời chấp hành tốt nghĩa vụ khi vay vốn.

[...]