Kế hoạch 126/KH-UBND thực hiện Quyết định 2043/QĐ-TTg về tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 126/KH-UBND
Ngày ban hành 23/12/2013
Ngày có hiệu lực 23/12/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Lê Trường Lưu
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2043/QĐ-TTG NGÀY 05/11/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông"; Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 38/KH-TU ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện “Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015” trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

a) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên, liên tục, trong một thời gian dài nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và người tham gia giao thông;

b) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế;

c) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho người tham gia giao thông, đồng thời kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

d) Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác tuyên truyền. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyên truyền.

2. Mục tiêu:

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;

b) Đến hết năm 2015, 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông, 100% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghnghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Đối tượng tuyên truyền:

a) Các đơn vị kinh doanh vận tải;

b) Học sinh, sinh viên;

c) Người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng và người điều khiển mô tô, xe gn máy;

d) Cán bộ, lãnh đạo, công nhân viên và người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn th, doanh nghiệp;

đ) Các cấp chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã;

e) Các đối tượng tham gia giao thông khác.

2. Nguyên tắc tuyên truyền:

a) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông, thường xuyên tng hợp cung cấp thông tin có định hướng;

b) Xác định rõ về nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chng chéo khi trin khai hoạt động truyền thông;

c) Tiến hành các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, tích cực và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa.

3. Nội dung tuyên truyền:

a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không;

b) Tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông;

c) Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về quy tc giao thông, đội mũ bảo him khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gn máy, xe đạp điện; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ