Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2016 xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 142/KH-UBND
Ngày ban hành 19/09/2016
Ngày có hiệu lực 19/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 09 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020 và tm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình hành động của Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung

Xây dựng hệ thống mạng lưới trường học phát triển hoàn chỉnh, đảm bảo đdiện tích, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học đồng bộ; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với nghnghiệp; huy động được nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo; tăng nhanh số trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, bậc học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo dục toàn diện nhm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của khu vực và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể: Đến hết năm học 2019 - 2020 toàn tỉnh phấn đấu có 80,3% trường ở các cấp học, bậc học đạt chuẩn quốc gia, cụ thể:

- Bậc học mầm non: Có 70,5% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó 10,6% (22/207 trường) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Cấp tiểu học: Có 89,4% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó 23,5% (51/217 trường) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Cấp trung học cơ sở (THCS): Có 81,7% (107/131 trường) đạt chuẩn quốc gia;

- Cấp trung học phổ thông (THPT): Có 77,5% (31/40 trường) đạt chuẩn quốc gia;

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền

a) Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các cơ sở giáo dục đlàm rõ vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

b) Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, của gia đình và cộng đồng trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển trường học đạt chuẩn quốc gia.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí về trường học đạt chuẩn quốc gia

a) Về tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên:

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên đủ vsố lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới cơ chế quản lí, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lí; đẩy mạnh thanh tra giáo dục; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý giáo dục.

- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định cho cán bộ quản lý các ngành học, cấp học; tổ chức và kim tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ; đẩy mạnh công tác luân chuyển, sắp xếp, bố trí, phân công lại cán bộ quản lý.

- Phát huy vai trò của hội đồng chuyên môn, tổ bộ môn trong việc hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, đẩy mạnh việc trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Rà soát, sàng lọc lại đội ngũ giáo viên chưa đủ phẩm chất năng lực để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đảm bảo đủ phẩm chất và năng lực theo quy định. Tăng cường tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Bố trí đủ số nhân viên trường học; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, nhất là cán bộ phụ trách các phòng chức năng (thư viện, thiết bị dạy học, y tế học đường...)

b) Về tiêu chuẩn chất lượng giáo dục:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, xem đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của học sinh, hạn chế tình trạng bỏ học, kích thích sự năng động sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Chú trọng tập huấn trang bị cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng dạy học tích hp trong nhà trường ph thông.

- Nâng cao chất lượng giáo dục ở các lớp, cấp học nền tảng (mẫu giáo 5 tuổi, lớp 1 và bậc tiểu học, các lớp đầu cấp bậc trung học). Tập trung thực hiện các giải pháp để tạo chuyển biến mạnh mẽ việc dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông, giúp học sinh phát triển toàn diện các kĩ năng trong học ngoại ngữ, tăng cường khả năng giao tiếp thực tin có hiệu quả tốt cho học sinh.

- Đầu tư và tăng cường việc quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học, ưu tiên mạnh cho ngành học mầm non và cấp THCS. Phát huy hiệu quả của phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị, phòng chức năng khác để hỗ trợ tích cực cho dạy học.

[...]