Kế hoạch 1411/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1411/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2018
Ngày có hiệu lực 29/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1411/KH-UBND

Hà Nam, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018

Thực hiện Quyết định số 1952/QĐ-LĐTBXH ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 1448/KH-UBND ngày 05/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020" giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tnh Hà Nam đến năm 2020”. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn;

- Tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu công nghiệp, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

2. Yêu cầu

- Đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

II. CHỈ TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Chi tiêu thực hiện: Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 2.500 lao động nông thôn, trong đó: Lao động là người khuyết tật chiếm 10%; lao động nữ chiếm ít nhất 40%; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt ti thiu 80%.

2. Đối tượng đào tạo:

Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi,

Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật.

3. Nghề, thời gian đào tạo

Nghề, thời gian đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 ban hành danh mục nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020 và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Phổ biến chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Thực hiện tốt công tác tư vấn học nghề và việc làm giúp lao động nông thôn lựa chọn nghề học và tìm kiếm việc làm phù hợp.

- Biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Rà soát, cập nhật bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Rà soát, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Rà soát, xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

[...]