Kế hoạch 1448/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1448/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2016
Ngày có hiệu lực 05/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1448/KH-UBND

Hà Nam, ngày 05 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định 584/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và các chương trình kinh tế - xã hội khác. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt 55%.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách của Đề án cho khoảng 17.000 lao động; Bao gồm: học nghề nông nghiệp: 5.500 lao động; học nghề phi nông nghiệp 11.500 lao động; có khoảng 1.500 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo.

- Sau đào tạo, có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

- Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, tạo việc làm; các mô hình, cá nhân điển hình trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm truyền thông. Tổ chức lồng ghép các hội nghị cấp tỉnh, huyện, xã tuyên truyền, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn.

- Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục riêng trên Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh về công tác đào tạo nghề.

- Thực hiện tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề học phù hợp.

2. Thực hiện điều tra, khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề

Hằng năm, rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng, tư vấn học nghề cho người lao động.

3. Thực hiện các mô hình đào tạo có hiệu quả

Nhân rộng những mô hình dạy nghề có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện các mô hình có sự phối hợp 3 bên: cơ sở đào tạo, người học và doanh nghiệp; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; vừa đảm bảo chất lượng đào tạo vừa đảm bảo việc làm cho người lao động sau đào tạo.

4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

Thực hiện rà soát cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập, đặc biệt các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

Đầu tư, sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

5. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề

Tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, sát với thực tiễn.

6. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội, hội đoàn thể.

[...]