Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2018 về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 141/KH-UBND
Ngày ban hành 06/11/2018
Ngày có hiệu lực 06/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Dũng
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 06 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 1604/QĐ-UBND, ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình";

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện và hướng dẫn nội dung, trình tự dồn điền, đổi thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, như sau:

I. Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn từ 2015-2018

1. Tình hình chung về sản xuất trồng trọt tỉnh Hòa Bình

Tổng diện tích đất trồng trọt toàn tỉnh là 88.671 ha; trong đó đất lúa là 31.423 ha, đất trồng cây hàng năm là 32.991 ha, đất trồng cây lâu năm là 24.258 ha (số liệu Thống kê 2016).

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 125 nghìn ha. Diện tích cây lương thực có hạt trên 76, nghìn ha, sản lượng 36 vạn tấn (cây lúa 39 nghìn ha, năng suất bình quân trên 50 tạ/ha, sản lượng 19,94 vạn tấn; cây ngô 36 nghìn ha, năng suất 44 tạ/ha, sản lượng trên 16 vạn tấn). Một số loại cây trồng chính khác như: Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi); diện tích trên 9 nghìn ha; Cây mía trên 8,5 nghìn ha; Cây rau gần 12 ngàn ha. Cây hàng năm khác khoảng 20-21 ngàn ha. Cây ăn quả khác (nhãn, vải, na, chuối) khoảng 4.700 ha.

Trong những năm gần đây, sản xuất trồng trọt của tỉnh có bước phát triển khá về năng suất, sản lượng; nhiều địa phương đã có những loài cây trồng được sản xuất khá tập trung mang tính sản xuất hàng hóa (cây ăn quả có múi, cây mía, cây nhãn, cây rau họ bầu bí, vv). Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất trồng trọt hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chi phí đầu tư cao; số thửa đất của mỗi hộ gia đình còn nhiều (7-11 thửa), diện tích nhỏ và phân tán (đặc biệt trên diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm); việc cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất chưa thực hiện được hay thực hiện chưa hiệu quả, vv. Do vậy, thực hiện được tốt công tác dồn điền, đổi thửa sẽ góp phần tích cực khắc phục tình trạng sản xuất manh mún; điều kiện tốt để áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa và xây dựng cánh đồng lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2015-2018

2.1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo

- Những năm qua, việc thực hiện dồn điền, đổi thửa đã được một số địa phương tổ chức thực hiện, điển hình như huyện Yên Thủy. Tuy nhiên, việc triển khai chưa đồng bộ, tính lan tỏa chưa sâu rộng. Do vậy, ngay sau khi Chỉ thị số 35-CT/TU được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, các địa phương tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dồn điền, đổi thửa; vận động nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện.

- Các địa phượng đã chú trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bàn đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch nông thôn mới (huyện Yên Thủy, Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong)[1];

- Một số huyện đã thành lập Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa (huyện Yên Thủy, Lương Sơn); Bước đầu đã khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân; hình thành những vùng sản xuất tập trung, kết hợp xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất…

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt, ban hành các quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt tập trung của tỉnh[2].

- Công tác đồn điền đổi thửa đã được thể chế và triển khai thực hiện trong Đề án xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

2.2. Kết quả đạt được

- Đến tháng 6 năm 2018 toàn tỉnh đã dồn điền đổi thửa được 3.741,0 ha, chiếm khoảng 4,67% diện tích đất trồng trọt cả tỉnh, chủ yếu trên điện tích đất trồng lúa; số xã thực hiện dồn điền đổi thửa là 46/191 xã, chiếm 24,08%. Một số huyện đã triển khai công tác dồn điền, đổi thửa tốt như huyện Yên Thủy, Lương Sơn,...; riêng với những vùng trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn (như Cao, Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi,...) công tác dồn điền đổi thửa chủ yếu do nông dân đã tự gom đất, đổi đất cho nhau để hình thành những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn thuận lợi cho canh tác.

- Kinh phí hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa của các địa phương hiện nay được sử dụng kết hợp từ Đề án xây dựng nông thôn mới; kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Nguồn kinh phí được sử dụng chủ yếu cho công tác đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng.

- Bước đầu, việc dồn điền, đổi thửa đã có tác động tích cực đến sản xuất trồng trọt, khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, sổ thửa đất bình quân/hộ đã giảm từ 50-60% (từ 7-9 thửa/hộ giảm còn 1-3 thửa/bộ), việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng, tạo động lực thúc đẩy cơ giới hóa; giảm được các chi phí nhân công như công làm đất, phòng trừ sâu bệnh, công thu hoạch sản phẩm; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới thông qua việc tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

- Công tác dồn điền đổi thửa tại các địa phương đã tạo thuận lợi cho hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ,.... Tính đến tháng 10/2018 toàn tỉnh có 794,72ha được chứng nhận, trong đó có cây ăn quả có múi là 665,48 ha, cây rau là 70 ha, cây trồng khác 59,24 ha.

2.3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa

a) Thuận lợi

- UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tập trung; Quy hoạch phát triển một số cây trồng chính của tỉnh trong đó tập trung vào một số cây trồng có thế mạnh như cây ăn quả có múi, cây mía, cây rau,....

- Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu, xác định, lựa chọn các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh trên thị trường để định hướng đưa vào sản xuất tại những huyện, những vùng đã được dồn điền, đổi thửa nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[...]