Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 14/KH-UBND
Ngày ban hành 18/01/2021
Ngày có hiệu lực 18/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung: Tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bn vững của tnh, của đất nước.

2. Mục tiêu cthể

a) Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.

b) 60% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp được quản lý vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

c) 60% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp được kiểm tra, quan trc môi trường lao động vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

d) Đến năm 2025 hoàn thành lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đu tại y tế xã, phường; 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

đ) Quản lý sức khỏe người lao động:

- 60% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030;

- 100% người lao động có tiếp xúc với các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp: amiăng, bụi, tiếng ồn... được quản lý sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp vào năm 2025;

- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, được khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng vào năm 2025;

- 90% người lao động tại các cơ sở lao động được khám sức khỏe định kỳ vào năm 2025 và đạt 100% đến năm 2030;

- 100% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sn, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ) vào năm 2030;

e) Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Đến năm 2025 gim 30% các vụ ngộ độc thc phẩm tập thể tại các cơ sở lao động, đến năm 2030 giảm 50% so vi giai đoạn 2010 - 2020.

g) Nâng cao năng lực y tế lao động:

- 100% người làm công tác y tế của cơ sở lao động được huấn luyện, cấp chứng chỉ chứng nhn chuyên môn về y tế lao động vào năm 2025; > 90% sngười thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện, cập nhật vsơ cứu, cấp cứu vào năm 2025 và đạt trên 95% vào năm 2030;

- Trên 90% người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh được truyền thông và tập huấn nâng cao năng lực về an toàn vệ sinh lao động, kiểm soát bệnh nghề nghip vào năm 2025 và đt trên 95% vào năm 2030;

- Mỗi năm có trên 80% cơ sở lao động có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận với các thông tin về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp và đạt trên 85% vào năm 2030.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Phạm vi và đối tượng: Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm các cơ slao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sy tế.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021-2030.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp liên ngành

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chng bệnh nghề nghiệp.

- Rà soát, điều chỉnh, xây dựng bổ sung cơ chế chính sách về y tế lao động, vệ sinh lao động, các quy định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định ca pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

[...]