Kế hoạch 1376/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023-2030"

Số hiệu 1376/KH-UBND
Ngày ban hành 10/04/2023
Ngày có hiệu lực 10/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1376/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2023 - 2030”

Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” (GDMN);

Căn cứ Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 20/11/2017 về việc đẩy mạnh phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 - 2030” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch phát triển GDMN vùng khó khăn), cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Toàn tỉnh có 06 huyện, 01 thành phố với 65 xã, phường, thị trấn; trong đó: vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có 28 xã, với 71 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi (61 thôn thuộc xã khu vực III, 02 thôn thuộc xã khu vực II, 04 thôn thuộc xã khu vực I và 04 thôn thuộc xã có thôn vùng DTTS và miền núi) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, Khu vực II, Khu vực I thuộc đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; có 01 huyện nghèo (Bác Ái) và 01 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

1. Kết quả đạt được

1.1. Về quy mô trường, lớp học (đính kèm theo thống kê biểu số 1)

Tính đến thời điểm tháng 01/2023, toàn tỉnh có 22/63 trường mầm non (MN), mẫu giáo (MG) công lập có trụ sở đặt tại các thôn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển (sau đây gọi tắt là vùng khó khăn) với tổng số 161 nhóm, lớp và huy động được 4.290/10.147 trẻ MN ra lớp, đạt tỷ lệ 42,2%, cụ thể ở từng độ tuổi:

- Nhà trẻ: có 04 nhóm trẻ và huy động 80/3.744 trẻ nhà trẻ ra lớp, đạt tỷ lệ 2,1% (trong đó: có 06 trẻ nhà trẻ1 ở thôn Láng Ngựa và Núi Ngỗng của xã Nhơn Sơn thuộc vùng khó khăn nhưng đi học ở các cơ sở GDMN thuộc thôn Đắc Nhơn và xã Mỹ Sơn ở vùng thuận lợi).

- Mẫu giáo: có 157 lớp MG và huy động 4.145/5.616 trẻ MG ra lớp - đạt tỷ lệ 73,8% (trong đó: có 42 trẻ MG2 ở thôn Láng Ngựa và Núi Ngỗng của xã Nhơn Sơn thuộc vùng khó khăn nhưng đi học ở các cơ sở GDMN thuộc thôn Đắc Nhơn và xã Mỹ Sơn ở vùng thuận lợi).

100% trẻ MN ra lớp tại các cơ sở GDMN thuộc vùng khó khăn đều được học 2 buổi/ngày.

Riêng trẻ MN là người DTTS thuộc vùng khó khăn: Toàn tỉnh có 3.538/7.216 trẻ MN là người DTTS ra lớp, đạt tỷ lệ 49,0%. Trong đó: có 04 nhóm trẻ và huy động 47/2.761 trẻ nhà trẻ là người DTTS3 ra lớp, đạt tỷ lệ 1,7%; 146 lớp MG và huy động 3.491/4.455 trẻ MG là người DTTS4 ra lớp, đạt tỷ lệ 78,4%; 100% trẻ MN là người DTTS ra lớp được tăng cường tiếng Việt.

1.2. Về chất lượng đội ngũ (đính kèm theo thống kê biểu số 2)

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 1.358 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang làm việc trong các cơ sở GDMN công lập5. Trong đó, có 18 cán bộ quản lý và 299 giáo viên đang công tác tại các cơ sở GDMN thuộc vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển. Cụ thể:

- Về cán bộ quản lý: 100% cán bộ quản lý đạt trên chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, trong đó có 06 cán bộ quản lý là người DTTS (01 người dân tộc Raglai và 05 người dân tộc Chăm).

- Về giáo viên:

+ Giáo viên dạy nhóm trẻ: có 09 giáo viên/04 nhóm trẻ, đạt định mức 2,25 giáo viên/nhóm trẻ. Trong đó: có 06/09 giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo chuyên môn, chiếm tỷ lệ 66,67% và 03/09 giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định, chiếm tỷ lệ 33,33%; có 08/09 giáo viên dạy nhà trẻ là người DTTS6 - chiếm tỷ lệ 78% và có 07/09 giáo viên người dân tộc Raglai dạy lớp tăng cường tiếng Việt có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ (tiếng Raglai) để thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ; chưa có giáo viên nào được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng về tiếng Raglai, tiếng Chăm.

+ Giáo viên dạy lớp MG: có 290 giáo viên/157 lớp, đạt định mức 1,85 giáo viên/lớp. Trong đó: có 282/290 giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo chuyên môn - chiếm tỷ lệ 97,2% và 18/290 giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định chiếm tỷ lệ 2,8%; có 150/290 giáo viên là người DTTS7 - chiếm tỷ lệ 51,7%; có 146 lớp MG thuộc vùng người dân tộc Chăm và Raglai được tăng cường tiếng Việt và có 266 giáo viên dạy lớp tăng cường Tiếng Việt, trong đó: có 98 giáo viên (là người DTTS) biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ để dạy tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ; có 02/266 giáo viên người DTTS (Raglai) dạy lớp tăng cường tiếng đã được tham gia bồi dưỡng tiếng Raglai - chiếm tỷ lệ 0,8%.

1.3. Tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (đính kèm theo thống kê biểu số 3)

Tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho GDMN ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là các cơ sở GDMN vùng khó khăn. Bên cạnh việc tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi ở những vùng khó khăn được quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo đúng quy định8; đồng thời, các cơ sở GDMN thuộc vùng khó khăn cũng đã thực hiện hợp đồng nhân viên nấu ăn theo định mức quy định và chi trả 2.400.000 đồng/01 tháng/45 trẻ em và chi hỗ trợ thêm cho giáo viên dạy lớp ghép, lớp tăng cường tiếng Việt ở điểm lẻ là 450.000 đồng/tháng theo quy định của Nghị định số 105/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, trong năm 2019 và năm 2020, tỉnh Ninh Thuận đã ưu tiên ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình “Sữa học đường” theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em MG và tiểu học đến năm 2020. Huyện Bác Ái là huyện nghèo và là huyện duy nhất được lựa chọn triển khai thí điểm Chương trình “Sữa học đường” (theo Nghị Quyết số 20/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X về việc quy định chính sách hỗ trợ thực hiện thí điểm Chương trình “Sữa học đường” trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019 - 2020)9.

Các nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ) đã được địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giảm bớt khó khăn về thiếu phòng học, xóa bỏ tình trạng học tạm, học nhờ. Các phòng học xây mới theo thiết kế mẫu của Bộ Xây dựng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về diện tích, không gian, ánh sáng, bảo đảm kiên cố, bền vững phù hợp với lứa tuổi của trẻ theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và trẻ mầm non trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có chỗ học tập, sinh hoạt khang trang, hiện đại, khuyến khích trẻ đến trường. Đã đầu tư xây mới 149 phòng học và một số nhà vệ sinh, tường rào, sân trường trong giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn 79.241 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn xổ số kiến thiết là 12.131 triệu đồng/26 phòng; Chương trình mục tiêu Quốc gia là 23.231 triệu đồng/51 phòng; vốn cân đối ngân sách địa phương là 11.479 triệu đồng/27 phòng, đặc biệt là nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ là 32.400 triệu đồng/45 phòng học). Năm 2021, 2022 UBND tỉnh tiếp tục đầu tư 15 dự án cho các trường MN, MG trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia (giảm nghèo bền vững là 16.000 triệu đồng/9 dự án; Nông thôn mới là 3.400 triệu đồng/3 dự án; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là 1.500 triệu đồng/3 dự án). Tính đến tháng 01/2023, toàn tỉnh có 183 phòng/161 nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN thuộc vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển, đạt định mức 1,1 phòng/nhóm, lớp. Trong đó: có 93/183 phòng học kiên cố, chiếm tỷ lệ 50,8% và 90/183 phòng học bán kiên cố, chiếm tỷ lệ 49,2%. Tuy định mức phòng học/lớp hiện đang vượt mức quy định, nhưng vẫn còn tình trạng thừa - thiếu phòng học cục bộ ở một số địa phương nên phải mượn phòng học để tổ chức thu nhận trẻ hoặc thừa phòng học ở các điểm lẻ nhưng không có giáo viên để thực hiện thu nhận trẻ ra lớp (huyện Bác Ái10: thừa 03 phòng học; huyện Ninh Sơn11: thừa 06 phòng học; huyện Thuận Bắc: thừa 07 phòng học12; Thuận Nam: thừa 08 phòng học13). Ngoài ra, các cơ sở GDMN vùng khó khăn còn xây dựng kế hoạch, tham mưu chính quyền địa phương, phối hợp các tổ chức, đoàn thể và huy động cộng đồng tham gia đóng góp cơ sở vật chất, cải tạo, sửa chữa và xây dựng bếp ăn cho từng điểm trường, cải tạo làm mới sân trường, lớp học, trồng cây xanh tạo bóng mát, đảm bảo sân chơi an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi.

Hằng năm, UBND tỉnh đều cấp kinh phí cho ngành giáo dục để trang bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu trong lớp14 và một số thiết bị, đồ chơi ngoài trời15 theo quy định của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho việc đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu còn hạn chế, nên hầu hết chỉ tập trung đầu tư mua sắm cho các lớp MG 5 tuổi để phục vụ công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng đã chỉ đạo các địa phương, các cơ sở GDMN tăng cường việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho trẻ trong trường mầm non và tổ chức cuộc thi nhằm phát huy phong trào tự làm đồ dùng dạy học - đồ chơi phù hợp trẻ và điều kiện của địa phương. Trong những năm qua, mặc dù các nhóm, lớp dưới 5 tuổi chưa được đầu tư, trang bị đồ dùng đồ chơi; đa số cơ sở GDMN vùng khó khăn có nhiều điểm lẻ (có từ 2 lớp học trở lên) có sân chơi nhưng chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ chơi ngoài trời theo quy định, nhưng ngành GDĐT các địa phương luôn đẩy mạnh phát động cuộc thi tự làm đồ dùng đồ chơi hằng năm để đáp ứng cho nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Bên cạnh đó, các cơ sở GDMN ở vùng khó khăn luôn thực hiện tốt công tác tham mưu chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, cũng như sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc cải tạo sân chơi, làm các đồ chơi ngoài trời để trẻ được hoạt động vui chơi, phát triển thể lực, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi để trẻ được hoạt động và trải nghiệm, giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát triển theo độ tuổi, đáp ứng mục tiêu chương trình GDMN, cũng như chương trình giáo dục của các nhà trường theo đặc điểm vùng miền.

1.4. Việc triển khai các chương trình và đổi mới phương pháp giáo dục mầm non; công tác chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ

Việc tổ chức tập huấn và triển khai Chương trình GDMN theo chỉ đạo của Bộ GDĐT được ngành giáo dục thực hiện đồng bộ và kịp thời từ tỉnh đến các cơ sở GDMN, như: Thực hiện lập kế hoạch giáo dục qua phần mềm; tăng cường giáo dục kỹ năng cho trẻ trong các hoạt động; chú trọng thực hiện các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; đồng thời, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động và tham gia thông qua môi trường, sắp xếp và tổ chức hoạt động,... Triển khai nghiêm túc, sáng tạo chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN”. Bên cạnh đó, việc tổ chức hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh MN, Tiểu học vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn II từ năm 2020-2025” trong tất cả cơ sở GDMN có trẻ em người DTTS được ngành giáo dục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc. Hằng năm, các nhà trường cũng đã tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục của nhà trường và của các lớp để triển khai thực hiện Chương trình GDMN theo quy định của Bộ GDĐT; kế hoạch giáo dục trẻ ở các lớp ghép nhiều độ tuổi và lớp tăng cường Tiếng Việt ở vùng khó khăn phù hợp với đặc điểm vùng miền, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, duy trì và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của gia đình trẻ, cũng như khả năng của trẻ được tổ chức triển khai thực hiện nghiêm đầy đủ. Ngoài ra, các cơ sở GDMN cũng đã đề ra giải pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm và tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhằm phát triển năng lực cho trẻ, phát huy tiềm năng của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện; đặc biệt, trẻ 5 tuổi là người DTTS còn được chuẩn bị tốt về tiếng Việt trước khi vào lớp 1, giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt với môi trường giáo dục mới ở Tiểu học.

Trong những năm qua, chất lượng bữa ăn cho trẻ được các cơ sở GDMN quan tâm, tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; chú trọng việc xây dựng, chọn thực đơn phù hợp với đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế của gia đình trẻ; đặc biệt chú trọng việc kiểm thực ba bước và sắp xếp bếp theo quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh,... Mặc dù các cơ sở GDMN ở vùng khó khăn (huyện Bác Ái và Thuận Bắc) đã có nhiều cách làm sáng tạo để tổ chức, bổ sung bữa ăn cho trẻ bằng việc tăng gia sản xuất, trồng rau sạch, huy động lương thực, thực phẩm từ gia đình của trẻ, từ các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương,... đóng góp trứng, thịt, gạo, củi, rau, quả,... để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ, nhằm chung tay góp phần phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, cũng như duy trì tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các cơ sở GDMN vùng khó khăn.

2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ