ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
137/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 12 tháng 6 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020
Thực hiện Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày 31/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng
cháy và chữa cháy; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy
định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh
giá đúng thực trạng tình hình tổ chức, triển khai thực hiện công tác quản lý
nhà nước về PCCC và CNCH của UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác PCCC và CNCH; thông qua
công tác kiểm tra làm rõ những mặt đã đạt được, chưa làm được, những tồn tại, yếu
kém, nguyên nhân; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, từng
bước nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trong thời
gian tới.
2. Công
tác kiểm tra phải được thực hiện toàn diện từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
đến khâu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH. Nội dung
kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào quy định của pháp luật về công
tác PCCC và CNCH.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
- UBND các huyện, thành phố.
- UBND các xã, phường, thị trấn.
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Đối với UBND cấp huyện
- Kiểm tra trách nhiệm thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về PCCC ở địa phương theo Khoản 1, Điều 56, Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Kiểm tra trách nhiệm thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về CNCH ở địa phương theo Điều 42, Nghị định số
83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ
của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
2.2. Đối với UBND cấp xã
- Kiểm tra trách nhiệm thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về PCCC ở địa phương theo Khoản 2, Điều 56, Nghị định số
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Kiểm tra trách nhiệm thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về CNCH ở địa phương theo Điều 42, Nghị định số
83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ
của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
3. Mốc thời gian tiến hành kiểm
tra: Thời gian tính từ ngày 01/01/2019 đến ngày
15/6/2020.
4. Phương pháp kiểm tra
- UBND cấp xã tự kiểm tra và báo cáo
UBND cấp huyện.
- UBND các huyện, thành phố tự kiểm
tra và báo cáo gửi về Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh)
để tổng hợp, báo cáo với UBND tỉnh (Có đề cương báo cáo kèm theo).
- Công an tỉnh thành lập Đoàn kiểm
tra do lãnh đạo Công an tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra tại một số địa
bàn; thành phần tham gia Đoàn kiểm tra là cán bộ, chiến sỹ các phòng chuyên môn
của Công an tỉnh và đại diện các phòng chuyên môn của các sở, ngành có liên
quan.
5. Thời gian kiểm tra
- UBND cấp xã, cấp huyện tổ chức tự
kiểm tra xong trước ngày 25/7/2020.
- Đoàn kiểm tra của tỉnh kiểm tra tại
UBND các huyện, thành phố xong trước ngày 15/8/2020 (mỗi huyện, thành phố dự
kiến kiểm tra 01-1,5 ngày).
- Thời gian và Chương trình làm việc
chính thức tại từng đơn vị do Đoàn kiểm tra thông báo, thống nhất với các cơ
quan, đơn vị được kiểm tra.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Công an tỉnh
- Giao Giám đốc Công an tỉnh ban hành
Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh năm 2020; thông báo phân
công nhiệm vụ Đoàn kiểm tra; xây dựng lịch kiểm tra, đề cương kiểm tra và ấn định
thời gian kiểm tra, thông báo đến các đơn vị được kiểm tra nắm, chuẩn bị các nội
dung phục vụ công tác kiểm tra.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu,
phương tiện nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm tra.
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra với
UBND tỉnh sau khi kết thúc đợt kiểm tra 10 ngày làm việc; trên cơ sở kết quả kiểm
tra, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu tham mưu giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước
về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh.
2. Sở
Thông tin & Truyền thông, Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Tổ
chức tốt công tác thông tin, truyền thông; chỉ đạo, xây dựng, đăng phát tin,
bài, phóng sự về nội dung và các hoạt động kiểm tra thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh.
3. Các sở,
ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh trong việc tổ chức kiểm
tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ trên địa bàn tỉnh năm 2020.
4. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo UBND cấp xã tự kiểm tra việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn theo điểm
2.2, mục 2, phần II kế hoạch này và báo cáo UBND cấp huyện.
- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn theo
điểm 2.1, mục 2, phần II kế hoạch này; thành lập tổ kiểm tra của UBND huyện kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH đối với
UBND cấp xã theo điểm 2.2, mục 2, phần II kế hoạch này. Báo cáo kết quả triển
khai thực hiện về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh
Sơn La số 63A, đường Tô Hiệu, Phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La) trước ngày
25/7/2020 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ
nội dung kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Công an tỉnh (qua
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Sơn La) để được hướng dẫn.
2. Giao
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện, tổng hợp tình hình, kết quả
báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực tỉnh ủy (để
b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục C07, Bộ Công an;
- Các Sở: Xây dựng; Nông nghiệp và PTNT; Công thương; Tài chính; Thông tin và
TT;
- Báo Sơn La; Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh phụ trách NC;
- Lưu: VT, NC, ĐH20b.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
UBND
..............
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-UBND
|
............,
ngày ... tháng ... năm 2020
|
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO
Kết quả triển
khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ trên địa bàn ……. năm 2020
Thực hiện Kế hoạch số /KH-UBND
ngày /6/2020 của UBND tỉnh về việc Kiểm tra việc thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH)
trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020. UBND... báo cáo kết quả kết quả triển khai
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trên địa bàn .... theo các
nội dung cụ thể sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã
hội, an ninh, trật tự địa phương có liên quan đến công tác PCCC và CNCH
- Nêu rõ số đơn vị hành chính hiện nay: Số đơn vị
hành chính (cấp xã, tổ, bản, tiểu khu); diện tích; dân số; số lượng đô
thị (đô thị loại I, II...).
- Chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế năm
2019; sự phát triển các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
lĩnh vực kinh tế trọng điểm, quá trình đô thị hóa tại địa phương liên quan đến
công tác PCCC.
- Tổng số cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về
PCCC; tổng số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
- Số lượng cơ sở trọng điểm về cháy, nổ như: khu
công nghiệp; nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại; khu dân cư tập trung,
làng nghề, khu vực tập trung nhiều cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; cơ sở khai
thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở dịch vụ, vui chơi giải trí, du lịch...; rừng (tổng
diện tích, phân loại).
2. Tình hình cháy, nổ và công tác CNCH (từ
ngày 01/01/2019 đến 15/6/2020)
2.1. Tình hình cháy, nổ
- Số vụ cháy, nổ; thiệt hại; nguyên nhân cháy, nổ.
- So sánh, phân tích, đánh giá tình hình cháy, nổ
so với cùng kỳ.
2.2. Công tác CNCH
- Sổ vụ tham gia CNCH.
- Nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác
CNCH.
3. Dự báo tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố
trên địa bàn trong thời gian tới; những vấn đề đặt ra với công tác PCCC và CNCH
tại địa phương.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC VÀ CNCH
1. Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện
các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCCC và CNCH tại địa phương, trong
đó tập trung vào 05 văn bản: (1) Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác
PCCC; (2) Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác PCCC tại khu dân cư; (3) Chỉ thị
số 23/CT-UBND ngày 24/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về tăng cường công
tác PCCC và CNCH năm 2020; (4) Công văn số 4256/UBND-NC ngày
24/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La V/v triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về
PCCC trong quá trình hàn cắt kim loại; (5) Chỉ thị số 21/CT-UBND
ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng mùa hanh khô năm 2019-2020; các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH khác...
2. Công tác kiểm tra và tổ chức việc thực hiện
các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH tại địa phương; xử lý hành chính các
hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
3. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH; xây dựng phong trào quần chúng
phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin truyền thông (Số lượng, hình thức).
- Ban hành nội quy, quy định, biển báo, pano, áp
phích, biển cấm, biển cảnh báo về công tác PCCC và CNCH.
- Công tác tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH cơ sở,
dân phòng, số lớp, số người tham gia.
- Tổ chức tuyên truyền miệng về PCCC và CNCH (số
buổi, số người tham gia).
- Công tác xây dựng điển hình tiên tiến trong PCCC
và CNCH.
- Xây dựng cụm dân cư đảm bảo an toàn về PCCC; Tổ
chức, duy trì hoạt động cụm dân cư an toàn PCCC.
- Công tác xây dựng lực lượng dân phòng (Số đội,
số người tham gia, thực trạng hoạt động, trang bị phương tiện, chế độ chính
sách...).
4. Công tác đầu tư ngân sách cho hoạt động
PCCC và CNCH; trang bị phương tiện PCCC và CNCH; đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước chữa cháy đô thị (Số lượng bến, bể, trụ nước chữa chảy; tình trạng hoạt
động).
5. Công tác quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp
đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
6. Công tác xây dựng và thực tập phương án
chữa cháy, phương án CNCH cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
7. Công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu
hộ và khắc phục hậu quả vụ cháy.
8. Công tác PCCC rừng.
9. Công tác thống kê, báo cáo hàng năm.
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá đặc điểm tình hình có liên quan đến
công tác PCCC và CNCH tại địa phương
2. Những thuận lợi, khó khăn
3. Nguyên nhân
4. Các giải pháp, biện pháp giải quyết
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với Chính phủ
2. Đối với các bộ, ngành
3. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh
4. Đối với Công an tỉnh và các Sở, ngành liên
quan
UBND.... báo cáo UBND tỉnh, Công an tỉnh nắm, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
..................
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
|