Kế hoạch 133/KH-UBND triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2019
Ngày có hiệu lực 27/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

An Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ -HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ với những nội dung chủ yếu như sau:

I. NHẬN XÉT CHUNG

1. Đánh giá tình hình

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 275/KH- UBND ngày 31/5/2018 để triển khai thực hiện; gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang năm 2018 và những năm tiếp theo tại Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 20/4/2018 của tỉnh.

Bên cạnh đó, đã chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19, xem đây là kênh quan trọng, truyền tải nhanh nhất đến các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp của tỉnh, từ đó nâng cao lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kêu gọi đầu tư, phát triển doanh nghiệp của tỉnh.

Ngoài ra, đã yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Kết quả

Trong năm 2018, việc triển khai thực hiện của tỉnh đã đạt một số kết quả tiêu biểu như sau:

- Đã thực hiện cắt giảm 53% thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư so với quy định hiện hành. Cụ thể, thời gian thành lập doanh nghiệp 01 ngày làm việc; thực hiện kết hợp 03 thủ tục thành lập doanh nghiệp, thông báo mẫu dấu và đăng ký cập nhật thông tin đăng ký tài khoản ngân hàng trong 01 ngày làm việc; thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 01 ngày làm việc; thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh 16 ngày làm việc.

- Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục như: Chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra nội dung thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng (thủ tục online); ký hợp đồng chuyển nhượng với sự chứng kiến và xác nhận của Công chứng: Mỗi thủ tục rút ngắn tối đa chỉ trong 01 ngày làm việc. Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 02 - 07 ngày làm việc.

- Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử là 100% và tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 95%; kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế thuộc diện phải kiểm tra. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 100%; nộp thuế điện tử đạt 97,4%; thời gian xử lý khiếu nại của người nộp thuế trong vòng 30 ngày. Thời gian hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau là 06 ngày; kiểm tra trước, hoàn thuế sau là 40 ngày.

- Duy trì vận hành Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCI đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn giúp cho hoạt động thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thuận lợi và nhanh chóng. Thường xuyên đào tạo cán bộ công chức trong đơn vị cũng như hướng dẫn cho doanh nghiệp sử dụng hệ thống một cách có hiệu quả.

- Đã cắt giảm trên 60% thời gian giải quyết đối với 09 thủ tục hành chính của ngành Thông tin và Truyền thông. Thủ tục hành chính của các sở, ngành, huyện, xã đã được đưa vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để xử lý hồ sơ qua mạng, đạt 100%; tổng số cơ quan nhà nước của tỉnh đã triển khai hệ thống một cửa điện tử là 187 cơ quan, đạt 100%.

3. Khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nhất định như: Việc xây dựng thể chế, cơ chế thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính và một số thủ tục hành chính quy định thời gian giải quyết liên quan đến doanh nghiệp theo Nghị quyết 19 của Chính phủ phần lớn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý cấp Bộ, ngành Trung ương. Ví dụ: quy trình thông quan hải quan phần lớn phụ thuộc vào kiểm tra chuyên ngành, không chỉ liên quan đến một cơ quan cụ thể như hải quan; chỉ tiêu về thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng; thời gian giải quyết phá sản…. dẫn đến quá trình triển khai thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính còn không chủ động được từ các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp còn phức tạp và mức hỗ trợ còn thấp; chưa thể lồng ghép các thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng;…

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục bám sát 06 chỉ số đánh giá được nêu tại Nghị quyết 02/NQ-CP như: xếp hạng môi trường kinh doanh và hiệu quả logistics của Ngân hàng thế giới (WB), về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), về chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN) nhằm thích ứng trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; phấn đấu góp phần đưa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Việt Nam thuộc nhóm các nước ASEAN 4.

2. Mục tiêu của tỉnh

Kiên định các mục tiêu đã đề ra, phấn đấu đến hết năm 2019 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh tiếp tục đạt và vượt so với kết quả các chỉ tiêu đã đạt trong năm 2018.

Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp; phấn đấu đạt 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập vào năm 2020.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

1. Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang năm 2019.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ